Cách tính lương sĩ quan dự bị như thế nào?

12/12/2023
Cách tính lương sĩ quan dự bị như thế nào?
321
Views

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về định nghĩa sĩ quan dự bị là ai. Nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản sĩ quan dự bị là những người được tuyển chọn bổ sung cho sĩ quan tại ngũ. Để dự tuyển cũng như trở thành sĩ quan dự bị, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện luật định. Khi đã là sĩ quan dự bị thì sẽ được hưởng phụ cấp. Vậy cách tính lương sĩ quan dự bị như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 79/2020/NĐ-CP.

Cách tính lương sĩ quan dự bị như thế nào?

Sĩ quan dự bị là những người được tuyển chọn để bổ sung cho sĩ quan tại ngũ. Khi sĩ quan tại ngũ bị thiếu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thông báo ứng tuyển. Sĩ quan dự bị được hưởng phụ cấp và nhiều chế độ khác. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về cách tính lương, phụ cấp đối với sĩ quan dự bị.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên

a) Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

b) Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.”

Theo đó, sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng mức phụ cấp 160.000 đồng/tháng.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định như sau:

2. Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên

Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp như sau:

a) Mức 480.000 đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương.

b) Mức 560.000 đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương.

c) Mức 640.000 đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương.

d) Mức 720.000 đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương.

đ) Mức 800.000 đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương.

e) Mức 880.000 đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương.

g) Mức 960.000 đồng/quý đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương.

h) Mức 1.040.000 đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.”

Theo đó, mức phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên khi được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên cụ thể như sau:

STTĐối tượngMức phụ cấp
1Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương480.000 đồng/quý
2Trung đội trưởng và tương đương560.000 đồng/quý
3Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương640.000 đồng/quỹ
4Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương720.000 đồng/quý
5Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương800.000 đồng/quý
6Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương880.000 đồng/quý
7Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính Ủy trung đoàn và tương đương960.000 đồng/quý
8Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương1.040.000 đồng/quý

Căn cứ Điều 4 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định về phụ cấp theo ngày làm việc như sau:

Điều 4. Phụ cấp theo ngày làm việc

Quân nhân dự bị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này không thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng phụ cấp theo ngày làm việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Lực lượng dự bị động viên (gọi tắt là Luật) và được thực hiện như sau:

1. Đối với sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị, mức phụ cấp 01 ngày được tính bằng tháng tiền lương cơ bản hiện hành của sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm hoặc cùng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ chia cho 26 ngày.

2. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị, mức phụ cấp theo ngày làm việc được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm (không bao gồm phụ cấp quân hàm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ). Nếu thời gian tập trung từ 05 ngày đến 15 ngày thì được hưởng 1/2 tháng phụ cấp; nếu tập trung từ 16 ngày cho đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp; nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu.

3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đi khám bệnh, chữa bệnh được hưởng phụ cấp theo ngày làm việc nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

4. Đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đi làm nhiệm vụ chi trả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”

Theo đó, phụ cấp theo ngày làm việc của sĩ quan dự bị được tính bằng tháng tiền lương cơ bản hiện hành của sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm hoặc cùng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ chia cho 26 ngày.

Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“8. Chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần

Sĩ quan đang phục vụ ở ngạch dự bị tại địa phương từ trần, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cùng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức đoàn viếng, mức 1.600.000 đồng/trường hợp.”

Theo đó, sĩ quan đang phục vụ ở ngạch dự bị tại địa phương từ trần, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cùng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức đoàn viếng, mức 1,6 triệu đồng/trường hợp.

Sĩ quan dự bị được hưởng quyền lợi gì?

Để trở thành sĩ quan dự bị, cá nhân phải đáp ứng một số điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Những điều kiện, tiêu chuẩn này được pháp luật quy định khá cụ thể. Khi là sĩ quan dự bị thì sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như sĩ quan được về nhà nhiều hơn, chế độ phụ cấp cũng hơn bình thường. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về những quyền lợi được hưởng khi trở thành sĩ quan dự bị.

Căn cứ Điều 43 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:

Điều 43. Quyền lợi của sĩ quan dự bị

Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:

1. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;

2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.”

Theo đó, sĩ quan dự bị được hưởng các quyền lợi sau:

  • Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
  • Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
Cách tính lương sĩ quan dự bị như thế nào?
Cách tính lương sĩ quan dự bị như thế nào?

Đối tượng nào phải đăng ký sĩ quan dự bị?

Hiện nay, không phải bất kỳ cá nhân nào cũng có thể trở thành sĩ quan dự bị mà chỉ có những đối tượng đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn luật định thì mới được đăng ký trở thành sĩ quan dự bị. Dưới đây là quy định pháp luật về đối tượng được đăng ký sĩ quan dự bị.

Căn cứ Điều 39 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:

Điều 39. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị

Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:

1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;

2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;

3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.”

Theo đó, những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:

  • Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị.
  • Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
  • Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính lương sĩ quan dự bị như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng dịch vụ về soạn thảo hồ sơ trích lục bản đồ địa chính, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Sĩ quan dự bị là ai?

Hiện Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam không định nghĩa cụ thể sĩ quan dự bị là ai. Tuy nhiên, căn cứ khoản 5 Điều 5 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, sĩ quan dự bị là một trong các đối tượng được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ.
Đồng thời, khoản 3 Điều 7 Luật Sĩ quan quân đội giải thích ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm các đối tượng là sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên, được đăng ký, quản lý và huấn luyện để sẵn sàng huy động vào lực lượng phục vụ tại ngũ.
Như vậy, sĩ quan dự bị là một trong hai ngạch sĩ quan, bên cạnh sĩ quan tại ngũ.
Căn cứ Điều 39 Luật Sĩ quan quân đội, những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
– Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp sau khi thôi phục vụ tại ngũ mà còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị.
– Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo ngạch sĩ quan dự bị.
– Cán bộ, công chức không thuộc quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo ngạch sĩ quan dự bị.

Tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị là gì?

Tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Tiêu chuẩn chung:
+ Đối tượng quy định tại mục 1 có lịch sử chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; 
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; có trình độ, kiến thức chuyên môn, học vấn, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng; 
+ Sức khỏe từ loại 01 đến loại 03 theo quy định tuyển chọn sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ, hạ sĩ quan dự bị đã giữ chức phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và tương đương; 
Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, nếu thiếu, tuyển chọn đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tuyển chọn trình độ học vấn lớp 7 trở lên; tuổi đời đối với quân nhân chuyên nghiệp không quá 35, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị không quá 30;
+ Cán bộ, công chức, viên chức tuổi đời không quá 35; riêng đào tạo sĩ quan dự bị ngành y, dược, tuổi đời không quá 40; đào tạo sĩ quan dự bị chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Công dân tốt nghiệp đại học trở lên, tuổi đời không quá 35; sinh viên khi tốt nghiệp đại học, tuổi đời không quá 30.

Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị bao gồm những gì?

Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị theo Điều 7 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị, gồm:
+ Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học và hạ sĩ quan dự bị);
+ Hồ sơ quân nhân (đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ);
+ Bản thẩm tra xác minh lý lịch;
+ Phiếu (giấy) khám sức khỏe;
+ Bản sao chụp các văn bằng, chứng chỉ, bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
– Trách nhiệm lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
+ Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập hồ sơ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị; Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ;
+ Cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập hồ sơ đối tượng quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
+ Các học viện, trường đại học lập hồ sơ đối tượng sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
– Thời gian hoàn thành lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại (1), (2) và (3) mục 3 là 30 ngày, trước ngày thông báo có mặt nhập học tại các học viện, nhà trường Quân đội.
– Các học viện, nhà trường Quân đội được giao đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ sĩ quan dự bị (hồ sơ gốc) trên cơ sở hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị, nội dung bổ sung, hoàn thiện gồm: 
+ Lý lịch sĩ quan dự bị;
+ Quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị;
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị và các giấy tờ khác có liên quan. 
Kết thúc khóa đào tạo, bàn giao hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị cư trú hoặc lao động, làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.