Con riêng có được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế không?

05/10/2021
Con riêng có được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế không
722
Views

Trường hợp con riêng và bố dượng, mẹ kế không sống chung, nhưng vẫn đi lại thăm nom và chi trả tiền để người khác nuôi dưỡng, chăm sóc người kia (ví dụ: trả chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc cho trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão) thì có được coi là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con để được hưởng thừa kế di sản của nhau hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015;

Luật hôn nhân gia đình 2014

Nội dung tư vấn

Thừa kế là gì?

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu. Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quyết định của người để lại di sản trước khi chết thể hiện qua di chúc.

Đối tượng hưởng thừa kế

Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc; mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc; nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản; chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc; nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Ai được thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Đây là hai trường hợp hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Đặt ra trường hợp con riêng của vợ/chồng có được hưởng thừa kế của người kia không?

Con riêng có được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế không?

Đối với việc thừa kế theo di chúc thì được nhận thừa kế từ bố dượng, mẹ kế hay không; hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người để lại di chúc. Vì vậy nếu con riêng có tên trong bản di chúc và được ca dượng, mẹ kế để lại tài sản thì chắc chắn con riêng là người được hưởng thừa kế.

Đối với thừa kế theo pháp luật; theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Theo quy định này thì nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có sự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giống như quan hệ cha con, mẹ con thì vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con là thế nào?

Việc xác định có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con; thì cần căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Điều 69, 70, 71, 72).

Cần phải đánh giá một cách toàn diện các yếu tố như: bố dượng, mẹ kế hàng tháng có trả tiền nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm lo đến việc học tập, giáo dục con, thương yêu con…; hoặc nếu bố dượng, mẹ kế không đủ điều kiện sinh sống ở mức độ trung bình ở địa phương; thì con riêng đã chu cấp tiền nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng… Đồng thời, mức độ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con phải đảm bảo được cuộc sống của họ.

Do vậy, căn cứ quy định nêu trên thì con riêng, bố dượng, mẹ kế; chỉ cần có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con; thì được thừa kế di sản của nhau, không bắt buộc những người này phải sống chung.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về: “Con riêng có được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế không?“. Nếu bạn cần hỗ trợ viết di chúc hoặc tư vấn chia thừa kế, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Con nuôi có được hưởng thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi không?

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo tư cách ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; và thừa kế kế vị

Nếu người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì bản di chúc có hiệu lực không?

Trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì hiệu lực của di chúc đối với người ngày là không còn. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Nếu vợ chồng đã phân chia tài sản dù chưa ly hôn, nếu chồng chết thì vợ có được hưởng thừa kế không?

Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Nếu hai bên đang tiến hành ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận