Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung thì Thẩm phán yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Vậy trường hợp đương sự đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nhưng không nộp chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm thì Tòa án có thụ lý đơn khởi kiện không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Vụ án hành chính là gì?
Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quy định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đối tượng khởi kiện
- Quyết định hành chính
- Hành vi hành chính
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
- Quyết định giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh
- Danh sách cử tri
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện không thực hiện khiếu nại
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri; hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại; mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Đương sự đã khiếu nại
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
Trường hợp trả lại đơn khởi kiện
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện; nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
g) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung mà không sửa đổi, bổ sung
h) Hết thời hạn được thông báo quy định mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Yêu cầu bổ sung, sửa đổi đơn khởi kiện
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định; thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản; và nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.
Vậy đặt ra trường hợp đã yêu cầu bổ sung, sửa đổi nội dung đơn khởi kiện; sau khi hoàn thiện đến nộp tài Tòa án nhưng không nộp chứng cứ, tài liệu chứng minh kèm theo thì Tóa án sẽ giải quyết thế nào?
Đương sự không nộp chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện có thụ lý giải quyết không?
Trách nhiệm giao nộp chứng cứ, tài liệu
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ; chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu; chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh; quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung; hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Như vậy pháp luật đưa ra quy định về việc phải có tài liệu chứng cứ kèm theo; tuy nhiên nếu vì lý do khách quan không thể giao nộp thì Tòa án tự mình thu thập.
Có trả lại đơn khởi kiện hay không?
Thẩm phán không được căn cứ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính; để trả lại đơn khởi kiện. Bởi vì, điểm g khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính quy định về trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện.
Trường hợp người khởi kiện không cung cấp được tài liệu, chứng cứ; chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm kèm theo đơn khởi kiện; thì Tòa án vẫn phải xem xét, thụ lý vụ án theo quy định. Trong quá trình tố tụng, trên cơ sở yêu cầu của người khởi kiện; thì Tòa án yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ ;cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ. Trường hợp không có tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền; và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm thì Tòa án bác yêu cầu khởi kiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có bắt buộc khiếu nại trước khi khởi kiện vụ án hành chính không?
- Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
Trên đây là bài viết của chúng tôi: “Thụ lý đơn khởi kiện vụ án hành chính khi đương sự không nộp chứng cứ“. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác; làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn; thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện. Như vậy người khởi kiện phải trình bày lý do nộp đơn khởi kiện quá hạn, lý do chính đáng Tòa án vẫn thụ lý để giải quyết.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.