Chứng minh trong tố tụng dân sự

29/09/2021
Chứng minh trong tố tụng dân sự
2323
Views

Trên thực tế, để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự. Đối tượng chứng minh là những tình tiết; những vấn đề cần phải làm rõ trong quá tình giải quyết vụ việc dân sự. Vậy chứng minh là gì? Đối tượng chứng minh gồm bao nhiêu loại? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Chứng minh là gì?

Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng; là bước rất quan trọng trong thủ tục tố tụng. Chứng minh giúp cơ quan điều tra; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Bản chất của chứng minh trong tố tụng dân sự

Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng dân sư chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết; sự kiện của vụ việc dân sự; mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Các phương thức được các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh ttong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng. Nhưng để thực hiện được mục đích; nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

Ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự trong tố tụng dân sự

Chứng minh là hoạt động tố tụng dân sự cơ bản của các chủ thể tố tụng. Kết quả giải quyết các vụ việc dân sự phụ thuộc phần rất lớn vào kết quả của hoạt động chứng minh. Chứng minh trước hết có ý nghĩa xác định; làm rõ được các sự kiện; tình tiết của vụ việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự. Xét dưới góc độ lí luận và thực tiễn thì chứng minh vẫn là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện; tình tiết của vụ việc dân sự.

Thông qua hoạt động chứng minh, thẩm phán, hội thẩm nhân dân biết rõ được các tình tiết; sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết. Trên thực tế, không loại trừ trường hợp thẩm phán,;hội thẩm nhân dân giải quyết vụ việc dân sự có thể biết được một sự kiện; tình tiết nào đó của vụ việc dân sự do ngẫu nhiên. Nhưng để giải quyết đúng vụ việc dân sự thì thẩm phán; hội thẩm nhân dân vẫn không được sử dụng những sự hiểu biết riêng này của họ làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự; trừ trường hợp đó là những sự kiện, tình tiết mà mọi người đều biết.

Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự

Đối tượng tức là “người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ và hành động”. Khi giải quyết vụ án dân sự, toà án phải xác định được tất cả các tình tiết; sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự.

Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết; sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của các vụ việc dân sự rất phong phú, đa dạng, bao gồm sự kiện sinh tứ, hành vi giao kết hợp đồng, hành vi gây thiệt hại, việc không thực hiện nghĩa vụ … Đối tượng chứng minh không chỉ bao gồm các tình tiết; sự kiện có tính chất khẳng định mă còn bao gồm cả tình tiết; sự kiện có tính chất phủ định.

Đối tượng chứng minh được chia làm 2 loại:

  • Những tình tiết thuộc về nội dung, bản chất của vụ án
  • Những tình tiết khác của vụ án dân sự.

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

Thứ nhất, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người bị yêu cầu.

Thứ hai, đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.

Thứ ba, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thứ tư, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Chứng minh trong tố tụng dân sự“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Đương sự là gì?

Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Lời khai của người tham gia tố tụng được thể hiện như thế nào?

Lời khai của người tham gia tố tụng được thể hiện trong các bản tự khai, biên bản lấy lời khai, biên bản hỏi cung hoặc biên bản phiên toà. Mặc dù BLTTHS 2015 có quy định khi hỏi cung bị can, lấy lời khai, đối chất bắt buộc hoặc có thể ghi âm, ghi hình có âm nhưng điều đó chủ yếu là để giám sát hoạt động tố tụng. Các bản ghi âm, ghi hình có được coi là biên bản (tức nguồn chứng cứ) hay không đang được bàn luận tiếp.

Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh?

Mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
– Được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
– Được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận