Con nuôi có được thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi?

28/09/2021
Con nuôi có được thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi?
844
Views

Vấn đề về thừa kế tài sản luôn là một vấn đề nóng hổi; không chỉ bởi vì giá trị của tài sản; mà còn vì sự trở mặt của anh em trong cùng một gia đình. Mặc dù chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam; bởi vốn là một quốc gia phương Đông; coi trọng nền tảng gia đình phải tuân theo nguyên tắc huyết thống; đa phần những cặp vợ chồng nhận còn đều là do hiếm muộn nên mới nhận con nuôi. Đối với những trường hợp nhận con nuôi như vậy; vấn đề sẽ phát sinh nếu cặp vợ chồng sau khi nhận con nuôi lại có con riêng của chính mình. Vậy con nuôi có được thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật nuôi con nuôi năm 2010

Thế nào là con nuôi?

Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Điều kiện đối với người nhận nuôi

Theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010; người nhận nuôi cần đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Việc quy định người nhận nuôi phải hơn người được nhận nuôi từ 20 tuổi trở lên để tránh việc sau này người được nhận nuôi phát sinh tình cảm đôi lứa với người nhận nuôi. Mặc dù về pháp luật, vấn đề này không sai; nhưng hiện tại, đây vẫn là một vấn đề khá khó chấp nhận với nhiều người.
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Bên cạnh đó, việc nhận nuôi tồn tại một trường hợp ngoại lệ: cha dượng nhận con riêng của vợ; mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; không cần có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Đây là quy định nhằm ưu tiên cho trẻ có thể được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc – môi trường mà những người nhận nuôi sẽ thực sự yêu thương đứa trẻ và chăm sóc cho đứa trẻ bằng tất cả những gì mình có.

Điều kiện đối với người được nhận nuôi

Mặc dù đối với người được nhận nuôi không quy định những điều kiện rõ ràng. Tuy nhiên, hiện tại, có một số điều kiện được rất nhiều người thừa nhận:

  • Người được nhận nuôi phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên; hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng không có khả năng chăm sóc cho bản thân mình.
  • Đối tượng được nhận nuôi mà pháp luật hướng tới thường là những trẻ em không còn ai chăm sóc. Từ đó suy ra, không thể nhận con nuôi theo pháp luật đối với trẻ em còn đủ cha mẹ và được cha mẹ nuôi dưỡng.

Những người được thừa kế tài sản theo quy định của bộ luật dân sự

Trong quy định của luật dân sự; việc chia thừa kế được chia làm 02 cách: chia theo di chúc và chia theo pháp luật.

Đối với chia theo di chúc, những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng thừa kế với số tài sản được ghi trong di chúc thuộc về họ. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền lợi của mỗi cá nhân; những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ được hưởng ít nhất 2/3 một suất thừa kế. Và con nuôi cũng nằm trong hàng thừa kế thứ nhất này. Vậy nên, kể cả khi người con nuôi không có trong danh sách thừa kế; nếu việc nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký theo quy định của pháp luật; người con nuôi vẫn có quyền thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi.

Đối vừa thừa kế theo pháp luật; theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015; con nuôi có quyền thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi.

Con nuôi có được thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi không?

Từ những quy định ở trên có thấy, kể cả trong trường hợp chia theo di chúc hay chia theo pháp luật; con nuôi vẫn được hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi.

Tuy nhiên, điều kiện kèm theo sẽ là người con nuôi được nhận nuôi và đã được đăng ký nhận nuôi con nuôi theo đúng quy định của pháp luật. Còn với những trường hợp nhận con của bạn thân làm con nuôi; nhận con của người mình quý làm con nuôi; nhận một đứa trẻ mình thích làm con nuôi;… thì không phát sinh quyền hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi đối với con nuôi.

Tổng quan về vấn đề

Tóm tắt lại, con nuôi có thể được thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Con nuôi có được thừa kế tài sản của bố mẹ nuôi?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Con nuôi và con đẻ có được kết hôn không?

Con nuôi và con đẻ có được kết hôn nếu đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình; và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Tại sao lại tồn tại trường hợp ngoại lệ đối với điều kiện của người nhận nuôi?

Tồn tại trường hợp ngoại lệ đối với điều kiện của người được nhận nuôi là bởi đây là quy định nhằm ưu tiên cho trẻ có thể được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc – môi trường mà những người nhận nuôi sẽ thực sự yêu thương đứa trẻ và chăm sóc cho đứa trẻ bằng tất cả những gì mình có.

Tại sao lai quy định tuổi của người nhận nuôi phải hơn người được nhận nuôi ít nhất 20 tuổi?

Quy định tuổi của người nhận nuôi phải hơn người được nhận nuôi ít nhất 20 tuổi là vì

  • để tránh việc sau này người được nhận nuôi phát sinh tình cảm đôi lứa với người nhận nuôi. Mặc dù về pháp luật, vấn đề này không sai; nhưng hiện tại, đây vẫn là một vấn đề khá khó chấp nhận với nhiều người.
  • 5/5 - (1 bình chọn)
    Chuyên mục:
    Dân sự

    Để lại một bình luận