Đang đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết phải làm sao?

26/06/2023
Đang đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết, phải làm sao?
608
Views

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi có theo dõi tin tức thì được biết rằng đang tiến hành sửa đổi luật bảo hiểm xã hội, khi đọc dự thảo luật bảo hiểm xã hội, tôi thấy rằng có quy định thay đổi về việc tham gia bảo hiểm xã hội 15 năm để nhận lương hưu, rút ngắn thời gian tham gia như hiện nay. Tôi thắc mắc rằng khi tham gia đóng bảo hiểm 15 năm có được về hưu không? Hiện nay, khi người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết, phải làm sao? Người thân của họ trong trường hợp này có nhận được khoản hỗ trợ gì từ bảo hiểm xã hội hay không? Mong luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung sau, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Đóng bảo hiểm 15 năm có được về hưu không?

Lương hưu – chế độ hưu trí – là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vậy khi người lao động đóng bảo hiểm 15 năm có được về hưu không?

Tại Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này, khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ 61 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi 08 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035;

b) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản này và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản này và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 31 của Luật này nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

4. Người lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì điều kiện để được hưởng lương hưu là phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.

Như vậy, nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường có thời gian đóng BHXH là 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nêu trên sẽ nhận được lương hưu.

Hiện hành, điều kiện nghỉ hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu (đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035)

Nếu dự thảo được thông qua thì đối tượng được hưởng lương hưu sẽ mở rộng thêm.

Giảm đóng BHXH xuống 15 năm, mức hưởng lương hưu thế nào?

Về mức lương hưu, dự thảo đề xuất:

– Mức lương hưu được tính bằng 45% mức đóng, nếu tham gia BHXH đủ 15 năm với nữ và 20 năm đóng với nam. Sau đó, mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2% vào lương hưu. Lương hưu tối đa bằng 75% mức đóng (nam đóng tối đa 35 năm, nữ tối đa 30 năm).

– Trường hợp thời gian tham gia BHXH từ 15-20 năm với nam, mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% lương tháng tính đóng BHXH.

Như vậy, nếu đề xuất trên được thông qua thì:

– Lao động nữ tới tuổi nghỉ hưu khi có 15 năm đóng BHXH sẽ được tính lương hưu bằng 45% mức đóng;

– Lao động nam tới tuổi nghỉ hưu có thời gian tham gia BHXH 15 năm thì lương hưu được tính bằng 33,75% mức đóng.

Đang đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết, phải làm sao?

Đang đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết, phải làm sao?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy khi đang đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết, phải làm sao?

Về chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định từ Điều 66 đến Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trong chế độ tử tuất của bảo hiểm xã hội sẽ có 2 khoản trợ cấp: Trợ cấp mai táng và trợ cấp tử tuất (trợ cấp này cũng chia ra làm 2 trưởng hợp là trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất một lần).

Đối với trợ cấp mai táng thì Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, người lao động phải đang đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên nếu chết sẽ được hưởng trợ cấp mai táng.

Nếu đang đóng bảo hiểm xã hội nhưng thời gian đóng chưa đủ 12 tháng thì chưa đủ điều kiện để hưởng trợ cấp mai táng.

Người đóng đủ bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên đến dưới 15 năm và đóng trên 15 năm thì đều được hưởng trợ cấp mai tháng.

Theo đó, khi đang đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết đều được hưởng trợ cấp mai tháng.

Trợ cấp tuất một lần đối với người đóng bảo hiểm xã hội trên 15 năm và dưới 15 năm quy định ra sao?

Tiền tuất là khoản tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội trả từ quỹ bảo hiểm xã hội cho thân nhân của người lao động, người có công với nước bị chết, theo quy định của pháp luật. Vậy hiện nay trợ cấp tuất một lần đối với người đóng bảo hiểm xã hội trên 15 năm và dưới 15 năm quy định ra sao?

Đối với trợ cấp tuất một lần thì căn cứ vào Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo đó, để thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần thì người lao động chết phải thuộc trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Tức điều kiện giống với trường hợp hưởng trợ tuất hàng tháng:

– Người đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên khi chết thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất.

– Đối với người đóng dưới 15 năm thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất nếu thuộc trường hợp:

+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Đang đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết, phải làm sao?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quyền lợi khi tham gia BHXH như thế nào?

Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi về tiền trợ cấp nhằm bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người tham và gia đình của họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục tham gia BHXH thì có thể rút BHXH 1 lần khi có yêu cầu. Mức hưởng sẽ căn cứ theo mức tiền lương đóng vào Quỹ hàng tháng và thời gian tham gia theo quy định.

Quy định về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay như thế nào?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội đối với đời sống hiện nay như thế nào?

Sự ra đời của BHXH với tư cách là một thiết chế xã hội; những tranh chấp cũng như những khó khăn được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển: Sự chia sẻ (mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “sự san sẻ, sự chia nhỏ rủi ro”).
Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan; khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. Từ khía cạnh kinh tế thì tham gia BHXH; và được BHXH là sự phản ánh một quy luật có tính khách quan: quy luật cung – cầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.