Bỏ sổ hộ khẩu thì nhập khẩu như thế nào?

14/06/2023
Bỏ sổ hộ khẩu thì nhập khẩu như thế nào?
584
Views

Chào Luật sư, theo như tôi được biết kể từ năm 2021 tại Việt Nam đã không còn sử dụng sổ hộ khẩu. Nên khi tôi tiến hành nhập khẩu cho vợ và con trai thì tôi không biết bản thân cần phải làm thế nào để có thể đăng ký nhập khẩu. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi Việt Nam đã tiến hành bỏ sổ hộ khẩu thì nhập khẩu như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam, Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định về điều kiện nhập khẩu tại Việt Nam

Để có thể nhập khẩu vào một nơi nào đó tại Việt Nam thì bạn cần phải đáp ứng một số quy định về điều kiện đăng ký thường trú được quy định trong Luật cư trú Việt Nam. Sở dĩ có quy định này là để phòng tránh người dân nhập cư một cách tuỳ tiện, gây mất cân bằng dân số tại các địa phương đông dân cư.

Theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:

– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

– Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
  • Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

– Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
  • Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
  • Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
  • Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

– Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

– Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
  • Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
  • Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

– Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

– Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật cư trú 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20.

Bỏ sổ hộ khẩu thì nhập khẩu như thế nào?
Bỏ sổ hộ khẩu thì nhập khẩu như thế nào?

Các loại giấy tờ thay thế được sổ hộ khẩu mới nhất năm 2023

Để có thể loại bỏ sổ hộ khẩu ra khỏi các thủ tục hành chính tại Việt Nam, thì pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về việc về các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự tại Việt Nam.

Theo quy định tại Công văn 5672/C06-TTDLDC quy định về các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự như sau:

– Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú

Tại khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân; khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân; các thông tin trên mặt thẻ Căn cước công dân, gồm: (1) Ảnh, (2) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân); (3) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (4) Ngày, tháng, năm sinh; (5) Giới tính; (6) Quốc tịch; (7) Quê quán; (8) Nơi thường trú; (9) Ngày, tháng, năm hết hạn; (10) Đặc điểm nhân dạng; (11) Vân tay; (12) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; (13) Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.

– Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chíp

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QRCode (theo tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QRCode trên thẻ CCCD.

Các thông tin gồm: số CCCD; số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.

– Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chíp trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, Công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng.

Các thông tin gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Quê quán; (5) Dân tộc; (6) Tôn giáo; (7) Quốc tịch; (8) Nơi thường trú; (9) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; (10) Số chứng minh đã được cấp; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); (13) Đặc điểm nhận dạng; (14) ảnh chân dung; (15) Trích chọn vân tay; (16) Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).

– Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bằng cách:

Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn

Bước 2: Đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cng DVC quốc gia); xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.

Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân” và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn Tìm kiếm.

Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiển thị trên màn hình gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Nơi đăng ký khai sinh; (5) Quê quán; (6) Nơi thường trú; (7) Số định danh cá nhân; (8) Số chứng minh nhân dân.

– Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ), bằng cách:

Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.

Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:

(1) Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông tin.

Các thông tin (tùy theo dịch vụ) gồm: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Quê quán; (5) Dân tộc; (6) Tôn giáo; (7) Quốc tịch; (8) Nơi thường trú; (9) Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; (10) Số chứng minh đã được cấp; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); (13) Đặc điểm nhận dạng; (14) ảnh chân dung; (15) Trích chọn vân tay; (16) Số thẻ Căn cước, công dân (số định danh cá nhân).

(2) Sử dụng các thông tin hiển thị trên VNeID:

Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân.

Thông tin hiển thị trên VNeID gồm: Số CCCD; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; CCCD có giá trị đến; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp, Số điện thoại.

(3) Các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an để sử dụng xác thực điện tử tài khoản định danh điện tử của người dân.

– Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (ban hành kèm theo Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an)

Công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết (Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú). Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.

Thời gian qua, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Công an các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện tối đa cho công dân khi giải quyết thủ tục cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú để thực hiện thủ tục hành chính khi có yêu cầu. Mẫu giấy Xác nhận thông tin về cư trú (mẫu CT07 ban hành kèm Thông tư số 56/2021/TT-BCA) đã có đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về nơi cư trú của công dân, thông tin về chủ hộ, mối quan hệ của các thành viên trong hộ gia đình, cụ thể: (1) Số định danh cá nhân; (2) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quê quán; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quốc tịch; (9) Nơi thường trú; (10) Nơi tạm trú; (11) Nơi ở hiện tại; (12) Họ tên chủ hộ, số định danh chủ hộ và Quan hệ với chủ hộ; (13) Họ, chữ đệm và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân của các thành viên hộ gia đình và quan hệ với chủ hộ.

– Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định tại Thông tư số 59/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an)

Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.

Các thông tin trên Thông báo số định danh cá nhân: (1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; (2) Ngày, tháng, năm sinh; (3) Giới tính; (4) Nơi đăng ký khai sinh; (5) Quê quán; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quốc tịch; (9) Tình trạng hôn nhân; (10) Nơi thường trú; (11) Nơi ở hiện tại; (12) Quan hệ với chủ hộ; (13) Nhóm máu; (14) Họ, chữ đệm và tên, của cha, mẹ; (15) Số định danh cá nhân.

Bỏ sổ hộ khẩu thì nhập khẩu như thế nào?

Dựa vào quy định về các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự của Bộ Công An ban hành ta biết được các loại giấy tờ như Giấy khai sinh, CCCD, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là các loại giấy tờ có thể thay thế sổ hộ khẩu khi đăng ký nhập khẩu.

Theo quy định mới nhất quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật cư trú 2020 quy định như sau:

– Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

– Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:

– Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật cư trú 2020 bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

– Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật cư trú 2020 bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật cư trú 2020.

Thủ tục nhập khẩu tại Việt Nam mới năm 2023

Sau khi đã đáp ứng các điều kiện về nhập khẩu, thì người có yêu cầu cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nhập khẩu sau đó tiến hành làm thủ tục tại Công an xã/phường gần nhất mà mình muốn tiến hành cư trú lâu dài tại đó.

Theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:

– Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

– Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật cư trú 2020 trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ làm sổ hộ khẩu điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ LSX

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Bỏ sổ hộ khẩu thì nhập khẩu như thế nào?. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của công dân về cư trú như thế nào?

– Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
– Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Nơi cư trú của công dân tại Việt Nam ra sao?

– Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
– Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Điều kiện đăng ký tạm trú tại Việt Nam?

– Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
– Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
– Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.