Quấy rối tình dục bằng lời nói là gì?

29/05/2023
Quấy rối tình dục bằng lời nói là gì
234
Views

Hiện nay việc quấy rối tình dục ở nơi công sở ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ những hành vi, cử chỉ mà cả những lời nói mang tính chất xâm phạm cũng được coi là quấy rối tình dục. Nhiều người coi nó như những lời đùa cợt thông thường nhưng không biết rằng nó gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương đến tâm lý của những người bị quấy rối. Vậy quấy rối tình dục bằng lời nói là gì? Và các hình thức xử lý đối với hành vi quấy rồi tình dục bằng lời nói như thế nào? Bài viết “Quấy rối tình dục bằng lời nói là gì?” dưới đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Căn cứ pháp lý

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Nơi làm việc là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định. Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:

– Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.

– Quấy rối tình dục quy định có thể xảy ra dưới dạng:

+ Trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc

+ Những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Quấy rối tình dục bằng lời nói là gì?

Quấy rối tình dục bằng lời nói là hình thức rất dễ vi phạm, phổ biến bởi nhu cầu của con người hàng ngày giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau bằng lời nói. Biểu hiện hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói rất đa dạng như đưa ra những ám chỉ, bình luận về làm tình, kể truyện cười tục tĩu, đưa ra những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nàođó, đưa ra yêu cầu tưởng tượng về tình dục, sở thích hoặc lịch sử tình dục, đặt câu hỏi cá nhân về đời sống tình dục của ai đó, liên tục cố gắng hẹn hò với một người mà người đó không quan tâm, nói dối hoặc tung tin đồn về đời sống tình dục hoặc sở thích tình dục của một người, đưa ra những lời xúc phạm về giới tính của người khác hoặc nhận xét, đánh giá về khả năng tình dục của người khác, bình luận về tình dục trong đêm tân hôn của người khác, chuyển các cuộc thảo luận công việc sang chủ đề tình dục, đưa ra những đề nghị tình dục liên quan đến thăng tiến trong công việc hay đặt biệt danh (nickname) cho người khác liên quan đến tình dục.


Trong môi trường lao động, việc miễn cưỡng nghe những lời quấy rối tình dục tạo ra tâm lý sợ hãi, lo lắng, mất an toàn, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau, ảnh hưởng đến con người về mặt tâm lý, thể chất và sức khoẻ, nhân phẩm của NLĐ.

Quấy rối tình dục bằng lời nói là gì
Quấy rối tình dục bằng lời nói là gì

Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì xử lý như thế nào?

Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì xử lý như thế nào? Ngoài những cách xử lý tình huống khẩn cấp thì pháp luật có quy định những chế tài riêng khi người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Đối với người sử dụng lao động thì tại Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rất rõ về trách nhiệm của người lao động trong việc phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động như sau:

+ Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

+ Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc.

+ Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan.

+ Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

+ Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

– Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc của người sử dụng lao động:

+ Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động.

+ Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

– Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:

+ Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

+ Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục.

+ Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. 

+ Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.

– Về phía người lao động nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước (theo quy định của điểm d khoản 2 Điều 35 của Bộ luật Lao động năm 2019). Và ngược lại đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục thì có thể phải đối mặt với hình thức xử lý kỷ luật là sa thải theo khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động năm 2019. Ngoài ra người thực hiện hành vi quấy rối tình dục còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của hành vi.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quấy rối tình dục bằng lời nói là gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là quấy rối tình dục bằng lời nói?

Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục. Các hành vi này có thể bao gồm dưới dạng đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa bằng lời nói ép buộc người khác quan hệ tình dục để lấy bất kỳ lợi ích nào hoặc không có lợi ích nào cả. Hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói không có tính thể chất nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị quấy rối tình dục, khiến họ cảm thấy bị đe dọa và không thể tiếp tục làm việc một cách bình thường tại nơi làm việc. Tuy nhiên, hành vi này khó có thể thu nhập các chứng cứ cụ thể vì lời nói khó có thể được ghi âm lại trong một khoảng khắc ngắn.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm như thế nào để phòng chống quấy rối tình dục?

– Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
+ Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
+ Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục.
+ Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. 
+ Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.

Người lao động cần xử lý như thế nào khi bị quấy rối tình dục?

Về phía người lao động nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước (theo quy định của điểm d khoản 2 Điều 35 của Bộ luật Lao động năm 2019). Và ngược lại đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục thì có thể phải đối mặt với hình thức xử lý kỷ luật là sa thải theo khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động năm 2019. Ngoài ra người thực hiện hành vi quấy rối tình dục còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của hành vi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.