Phụ cấp được biết đến là một khoản tiền mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau khi ký kết hợp, mức phụ cấp này sẽ dưa trên tính chất công việc hoặc theo chế độ của cơ quan nhà nước. Đây là một khoản phù đắp kinh tế cho người lao động khi người lao động làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn hay những công việc đặc thù mang tính chất phức tạp, điều kiện lao động khó khăn. Pháp luật quy định có nhiều loại phụ cấp cho người lao động, trong đó nội dung được quan tâm đến là phụ cấp ăn giữa ca, phụ cấp ăn trưa. Vậy phụ cấp ăn trưa có bắt buộc không? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Phụ cấp ăn trưa có bắt buộc không?
Phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca là một trong những khoản phụ cấp được nhiều người lao động quan tâm hiện nay. Thực tiễn hiệ nay cho thấy, không phải mức phụ cấp ăn trưa của doanh nghiệp nào cũng ngang bằng nhau. Bởi mỗi đơn vị sử dụng sẽ có các quy chế riêng cho người lao động dựa trên tính chất công việc, khả năng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp đó. Chính vì điều này mà khi tìm việc làm, người lao động thường so sánh chế độ ở từng đơn vị để lựa chọn cho mình một công việc phù hợp và có các khoản phụ cấp, trợ cấp kèm theo. Vậy thực chất, phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca có phải là khoản phụ cấp bắt buộc trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước không. Quy định về phụ cấp ăn trưa như sau:
Phụ cấp ăn trưa (phụ cấp ăn ca, ăn giữa ca) là một khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ người lao động chi trả cho chi phí bữa ăn giữa ca trong thời gian làm việc để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khỏe để làm việc trong những thời gian làm việc tiếp theo.
Hiện nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật trong chi trả vấn đề phụ cấp cho người lao động, trong đó có phụ cấp ăn trưa được các doanh nghiệp thực hiện khá tốt, bảo vệ quyền lợi tối đa cho người lao động, mặt khác khi người lao động có đủ sức khỏe để làm việc thì kết quả công việc mà họ đem lại cho công ty cũng tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, vẫn có một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phụ cấp ăn trưa cho người lao động nên chưa có những quy chế áp dụng để người lao động được bảo vệ tốt nhất. Từ đó cho thấy, phụ cấp ăn trưa không phải bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào cũng sẽ chi trả cho người lao động vì đây không phải là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp, công ty phải làm do không có quy định cụ thể.
Căn cứ xác định việc chi trả phụ cấp cho người lao động
Việc xác định mức chi trả phụ cấp cho người lao động theo phân tích nêu trên có thể được dựa theo tính chất của công việc, bởi mỗi công việc sẽ có những tính chất khác nhau. Chi tiết căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các nội dung chủ yếu trong một bản hợp đồng lao động có nêu đến điều khoản các khoản phụ cấp và khoản bổ sung khác cho người lao động. Việc nhà làm luật quy định các khoản phụ cấp là một điều khoản trong hợp đồng lao động góp phần thể hiện vai trò cũng như tầm quan trọng của khoản phụ cấp này đối với người lao động.
Theo Khoản 1, Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định về vấn đề tiền lương như sau: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.” Theo đó, trong tiền lương mà người lao động được nhận thì ngoài lương cơ bản, lương doanh số thì còn có cả các khoản phụ cấp của người lao động trong đó có phụ cấp ăn trưa.
Tùy vào điều kiện kinh tế, tài chính, quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp mà các khoản phụ cấp cho người lao động được chi trả dưới hình thức khác nhau, có thể chi trả bằng tiền mặt hoặc chi trả vật chất. Dù là chi trả dưới hình thức nào thì việc chi trả phụ cấp ăn trưa được coi là quyền lợi của người lao động, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp, hỗ trợ thêm một phần chi phí cho người lao động để động viên, khích lệ người lao động yên tâm đóng góp sức lao động nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 06 năm 2015 thì phụ cấp lương được định nghĩa như sau:“Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương”. Như vậy, việc chi trả phụ cấp cho người lao động được dựa trên tính chất công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.
Quy định của pháp luật về phụ cấp ăn trưa đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Phụ cấp ăn trưa đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay là khác nhau, mỗi một doanh nghiệp sẽ có cơ chế riêng đối với người lao động. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH quy định về hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có ghi nhận về mức chi trả phụ cấp ăn trưa cho người lao động như sau: “Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.” Như vậy, việc chi trả phụ cấp ăn trưa của người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ được chi trả 730.000 đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH thì việc chi trả chế độ ăn giưa ca sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
– Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm (đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn nhưng tối đa không quá 8 giờ/ngày theo quy định của Bộ Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi);
– Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.
– Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca;
– Ngoài những nguyên tắc nêu trên, công ty có thể quy định thêm các nguyên tắc khác, nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
– Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn thì Giám đốc công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư này.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Phụ cấp ăn trưa có bắt buộc không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Phụ cấp ăn trưa có bắt buộc không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động
- Tổng đài tư vấn thuế thu nhập cá nhân ở đâu?
- Trường hợp tặng cho đất được miễn thuế thu nhập cá nhân?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này. Như vậy, khi chuyển công tác, thôi làm việc thì không được hưởng phụ cấp, không có chế độ bảo lưu.
Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:
Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Phụ cấp tính bảo hiểm xã hội bao gồm:
Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ
Phụ cấp thâm niên
Phụ cấp khu vực
Phụ cấp nặng nhọc/độc hại/nguy hiểm
Phụ cấp lưu động
Phụ cấp thu hút