Phẩu thuật thẩm mĩ trong làm đẹp không còn là phương pháp xa lạ với chị em. Tuy nhiên, chính nhờ lợi nhuận khủng từ nhu cầu làm đẹp của chị em; một số bác sĩ giả mạo giấy tờ để hành nghề. Bác sĩ giả mạo giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ bị xử lý thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017;
Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Phẫu thuật thẩm mỹ là gì?
Phẫu thuật thẩm mỹ là một chuyên ngành phẫu thuật liên quan đến việc phục hồi, tái thiết; hoặc thay đổi cơ thể con người.
Phẫu thuật thẩm mỹ có thể được chia thành hai loại. Thứ nhất là phẫu thuật tạo hình bao gồm phẫu thuật sọ não; phẫu thuật tay; phẫu thuật vi phẫu và điều trị bỏng. Thứ hai là phẫu thuật thẩm mỹ. Trong khi phẫu thuật tạo hình nhằm mục đích tái cấu trúc một bộ phận của cơ thể; hoặc cải thiện chức năng của nó, phẫu thuật thẩm mỹ nhằm mục đích cải thiện vẻ ngoài.
Cả hai kỹ thuật này đều được sử dụng trên toàn thế giới. Trước đây, phẫu thuật thẩm mỹ không được quan tâm do nhiều mối lo hại về sức khỏe. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, khi y tế thế giới đã phát triển mạnh; không ít chị em yêu thích sử dụng phương pháp này.
Bác sĩ giả mạo giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ bị xử lý thế nào?
Theo khoản 3 điều 6 luật khám bệnh chữa bệnh 2009 về các hành vi bị cấm của bác sĩ; một trong các hành vi bị cấm của bác sĩ là hành nghề vượt quá chuyên môn. Cụ thể:
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
Người nào có hành vi vi phạm se pahir chịu chế tài xử phạt nghiêm khắc theo pháp luật hiện hành.
Xử lý hành chính
Căn cứ điểm c khoản 7 điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định:
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
Như vậy, bác sĩ giả giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ; có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh; chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng theo điểm d khoản 8 nghị định 117/2020.
Xử lý hình sự
Việc làm giả giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ là hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi; và sức khỏe của người bênh. Vì vậy, luật hình sự cũng quy định xử phạt đối với hành vi giả giấy tờ hành nghề như sau:
Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Dựa vào vụ việc cụ thể có thể bị tăng nặng hình phạt lên tới 15 năm tù giam. Ngoài ra, nười phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động).
Bệnh nhân được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật khám bênh,chữa bệnh 2009.
– Có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị để có thể áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới.
– Được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cho phép áp dụng.