Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình

25/09/2021
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình
719
Views

Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất đã quá quen thuộc đối với mỗi cá nhân, hộ gia đình trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn đối với một số người, họ chưa nắm rõ các quy trình, thủ tục để hoàn thiện chuyển mục đích sử dụng đất của mình hay gia đình.

Cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247 để nắm được trình tự, thủ tục thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình hiện nay.

Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Quyết định 2555/QĐ-BTNMT

Nội dung tư vấn

Thế nào là chuyển mục đích sử dụng đất?

Chuyển mục đích sử dụng đất có thể hiểu là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu. Việc chuyển đổi được thể hiện bằng các quyết định hành chính trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Các cá nhân, hộ gia đình phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai đối với những trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền

  • UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định;
  • UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định 2555/QĐ-BTNMT, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thành phần hồ sơ:

Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng theo Mẫu số 01.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Bước 2. Nộp hồ sơ

– Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

– Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ; chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận; xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung; hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Xử lý, giải quyết yêu cầu

– Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật; chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 4. Trả kết quả

– Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho hộ gia đình; cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

– Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi; hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất?

– Thuộc trường hợp chuyển mục đích cần có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải có đơn xin phép
– Không thuộc trường hợp cần phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không cần làm đơn xin phép nhưng phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai
– Căn cứ phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của địa phương
– Nội dung lý do trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất của người có nhu cầu

Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa theo Khoản 1,2,3,4 Điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương).

Điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản?

Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 1,2m, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.

Thế nào là đất trồng cây hàng năm?

Đất trồng cây hàng năm theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 1 năm

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời