Quy định đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2023

25/04/2023
Quy định đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2023
258
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi có một thửa đất nông nghiệp trồng lúa, nhiều năm trước do nghe lời khuyên của bạn bè chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất nghĩa trang để giảm tiền phải đóng thuế đất. Nay tôi có ý định bán đi thửa đất thì được bảo là không bán được hoặc bán với giá rất thấp do trên giấy tờ là đất nghĩa trang. Tôi rất buồn và lo lắng, vậy quy định đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 27/2018/TT-BTNMT
  • Luật Đất đai 2013

Đất nghĩa trang là gì?

Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất nghĩa trang là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi;

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất;

Đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

Như vậy, đất nghĩa trang thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Quy định về đất nghĩa trang, nghĩa địa

Quy định đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2023
Quy định đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2023

Đất nghĩa trang, nghĩa địa theo Điều 162 Luật Đất đai 2013 được quy định như sau:

  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.
  • Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa có được cấp sổ đỏ không?

Luật đất đai 2013 quy định đất nghĩa địa được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và không nhằm mục đích kinh doanh.

Bên cạnh đó Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 cũng quy định các trường hợp mà Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý;
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông; công trình dẫn nước; nghĩa trang, nghĩa địa…. không nhằm mục đích kinh doanh;
Có thể thấy, theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, đất nghĩa trang nghĩa địa không thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đối với phần đất nghĩa trang; nghĩa địa tự phát của người dân mà không nằm trong quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất của nhà nước làm đất nghĩa trang; nghĩa địa và người sử dụng đất ở khu vực đó đáp ứng được các yêu cầu về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn được cấp sổ đỏ.

Thông thường những khu nghĩa địa; nghĩa trang thường tự phát trên những khu vực đất mà nhà nước chưa có kế hoạch sử dụng; và công tác thanh tra kiểm tra không được thường xuyên và kỹ lưỡng.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa có được chuyển mục đích sử dụng đất để cấp sổ đỏ không?

Nhiều người dân vẫn thắc mắc không biết liệu quy định hiện nay có ch phép các trường hợp đất nghĩa trang, nghĩa địa có được chuyển mục đích sử dụng để cấp sổ đỏ không. Vậy để trả lời câu hỏi này mời bạn cùng kham khảo nội dung dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Đất nghĩa địa thuộc nhóm đất phi nông nghiệp được quy định trong Luật đất đai 2013, vì vậy để xem xét đất nghĩa địa có được chuyển mục đích sử dụng đất để cấp sổ đỏ không thì ta phải căn cứ vào các khía cạnh sau:

Trường hợp 1: Đất nghĩa địa được giao cho cá nhân không thu tiền sử dụng đất
Luật đất đai 2013 quy định đất được giao cho cá nhân không thu tiền sử dụng đất thì không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì vậy, đối với trường hợp này đất nghĩa địa không được phép chuyển nhượng và cũng không được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trường hợp 2: Đất nghĩa địa được giao có thu tiền cho tổ chức kinh tế
Pháp luật đất đai hiện hành quy định Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng. Như vậy, đối với trường hợp này đất nghĩa trang, nghĩa địa có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy nhiên việc chuyển đổi đó cần phải được sự cấp phép phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa?

Tổ chức lập kế hoạch 05 năm, hàng năm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và lộ trình đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và phần mộ riêng lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí ngân sách hàng năm theo kế hoạch để đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ nhu cầu táng của người dân trên địa bàn.
Theo đó, đất nghĩa trang ở nông thôn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và việc mở rộng đất nghĩa trang phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường thì bị cải tạo hay sẽ phải đóng cửa?

Tại Điều 11 Nghị định 23/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP) có quy định:
Đóng cửa nghĩa trang
Các nghĩa trang phải đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang:
a) Việc đóng cửa nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân theo phân cấp và được thông báo công khai;
b) Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có);
c) Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;
d) Các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn phải có tường rào hoặc hàng rào cây xanh bao quanh với chiều cao đủ bảo đảm cho dân cư xung quanh không bị ảnh hưởng;
đ) Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa thuộc trường hợp giao đất hay Nhà nước cho thuê đất?

Theo qui định của Luật Đất đai 2013, tổ chức kinh tế được giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp nêu trên thì thuộc trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.