5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty

12/08/2022
747
Views

Bí mật công ty có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Không chỉ là những bí mật kinh doanh liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, nó còn bao hàm các thông tin quan trọng khác mà doanh nghiệp cho rằng cần phải được bảo vệ. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải tìm cách ngăn chặn đối thủ cạnh tranh tiếp cận bí mật công ty của mình. Và người lao động chính là chủ thể biết được các bí mật của công ty do đó để ngăn chặn bị lộ bí mật, công ty cần phải có các biện pháp tác động tới người lao động. Vậy bí mật công ty được hiểu như thế nào? Những điều mà công ty cần làm để bảo vệ cho bí mật của mình? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Bí mật công ty là gì?

Doanh nghiệp nào cũng có những bí mật riêng của mình trong quá trình hoạt động, kinh doanh. Chúng ta thường nghe tới các khái niệm như bí mật kinh doanh, bí mật thương mại,…Vậy bí mật công ty được hiểu như thế nào?

Bí mật công ty hay còn được gọi là bí mật thương mại được luật pháp xem như là tài sản của Công ty và vì là bí mật nên nó cần được bảo vệ. Bí mật thương mại là loại thông tin mà người ngoài Công ty thường không biết đến, có thể mang đến cho Công ty lợi ích kinh tế do đó nó quyết định tới tính cạnh tranh trong thị trường kinh doanh với những đối thủ khác và được Công ty dùng một số biện pháp hợp lý để bảo vệ bí mật.

Theo Khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định về bí mật kinh doanh như sau:

“23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”

Bí mật công ty có nghĩa bao hàm hơn bí mật kinh doanh. Vì bí mật của công ty không chỉ là các thông tin ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà nó còn quyết định các vấn đề khác của công ty, quyết định đến việc độc quyền của công ty trong một hoạt động, thông tin nào đó. Và bí mật công ty thì có thể không đăng ký với nhà nước để được bảo hộ khác với bí mật kinh doanh là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ khi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có thể lấy ví dụ về bí mật công ty như sau. Đối với các công ty kinh doanh bất động sản thì danh sách khách hàng của công ty cũng được coi là một trong những bí mật. Bởi lẽ những khách hành mua bán bất động sản sẽ có khả năng trở thành những khách hàng tiềm năng sau này, đồng thời thông tin của họ cũng cần được bảo mật để tránh các công ty khác lôi kéo, giành mất những khách hàng tiềm năng. Do đó danh sách này thường người ngoài không biết đến và Công ty sẽ bảo vệ bí mật danh sách rất cẩn thận.

Tuy nhiên bí mật công ty sẽ tùy vào góc nhìn của mỗi công ty. Bởi lẽ có những thông tin được công ty coi là quan trọng và cần tuyệt mật, nhưng với công ty khách thì không. Do đó bí mật công ty thường được xe xét dựa trên tầm quan trọng của nó sẽ ảnh hưởng tới những lợi ích của công ty.

Nhiều công ty để bảo vệ bí mật khi tuyển người vào sẽ yêu cầu họ phải cam kết ký bảo vệ các bí mật của công ty.

5 điều cần biết để bảo vệ bí mật công ty, tránh rủi ro pháp lý

5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty
5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty

Để ngăn chặn sự suy giảm hay mất đi lợi thế cạnh tranh do những thông tin này đem lại thì công ty sẽ áp dụng các biện pháp, kỹ thuật cần thiết để bảo vệ tài sản hay thông tin bí mật của mình. Đầu tiên là những biện pháp cần áp dụng với người lao động để tránh việc bí mật bị tiết lộ. Sau đây là những điều mà chủ các doanh nghiệp cần lưu ý để bảo vệ bí mật công ty của mình:

Thỏa thuận nội dung bảo vệ bí mật công ty khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh

Căn cứ khoản 2 điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.”

Với thỏa thuận này thì người lao động sẽ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ bí mật công ty không được để lộ ra bên ngoài, cũng như không được sử dụng nó vào mục đích cá nhân. Nhiều trường hợp có thể thỏa thuận với người lao động dù nghỉ việc công ty cũng không được sử dụng, tiết lộ bí mật này.

Thỏa thuận với người lao động về phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh và các nội dung khác

Căn cứ khoản 2 điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động; người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

Đưa ra các chế tài phạt đối với người lao động tiết lộ bí mật công ty

Căn cứ khoản 2 điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:

Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; “

Theo đó nếu người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động được quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận về bảo vệ bí mật công ty

Căn cứ điểm a khoản 3 điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH; khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công ty thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm, trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên trước đó đã cam kết. Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

Xây dựng chính sách an ninh thông tin, chính sách bảo vệ bí mật công ty

Chính sách an ninh thông tin bao gồm các hệ thống và quy trình được thiết kế nhằm bảo vệ các tài sản thông tin nhằm tránh bộc lộ những thông tin đó cho bất kỳ người hoặc tổ chức nào mà không có quyền truy cập thông tin đó.

Việc cập nhật chính sách bảo vệ bí mật công ty và hậu quả của việc tiết lộ bí mật cho người lao động một cách thường xuyên sẽ giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ bí mật và thấy được sự nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các cách sau:

– Tự tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn định kỳ cho người lao động về thông tin nào là bí mật công ty và cách thức doanh nghiệp tự bảo vệ bí mật.

– Thuê/ mời các chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm để đào tạo, tập huấn cho người lao động. Việc một luật sư nêu các quy định của luật và chia sẽ kinh nghiệm xử lý các hành vi vi phạm hoặc cập nhật các bản án/ quyết định có hiệu lực của cơ quan Nhà nước sẽ có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người lao động.

Điều kiện để bí mật kinh doanh của công ty được pháp luật bảo vệ

Bí mật kinh doanh là một trong những phần quan trọng của bí mật công ty. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Và để được pháp luật bảo vệ thì chủ doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với bí mật kinh doanh. Và chỉ những bí mật kinh doanh đáp ứng các điều kiện mới có thể được nhà nước bảo hộ.

Theo Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, 2019, bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Chủ doanh nghiệp sẽ đến các cơ sở của Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh của mình.

Video Luật sư đề cập đến vấn đề 5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “5 điều cần biết về bảo vệ bí mật công ty”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo thủ tục hạch toán thuế phụ thuộc hoặc các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những thông tin nào không được coi là bí mật kinh doanh?

Theo Điều 85 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh. Cụ thể:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Hành vi nào được coi là xâm phậm quyền với bí mật kinh doanh

Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh được quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật.

Trường hợp nào người khác được sử dụng bí mật kinh doanh của công ty?

Theo Luật sở hữu trí tuệ, Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;
c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;
d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.