4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam

03/10/2022
4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam
213
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về 4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện sinh hoạt cho các bệnh nhân là F0 Covid-19 tại Việt Nam, theo quy định mới nhất, bệnh nhân là F0 Covid-19 sẽ được 4 khoản tiền hỗ trợ, trong đó có một khoản tiền đến từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hai khoản tiền đến từ bảo hiểm xã hội và một khoản tiền đến từ doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật thì 4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về 4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Quyết định 4292/QĐ-TLĐ

Bệnh Covid-19 là loại bệnh gì?

Bệnh Covid-19 xuất phát từ virus Corona. Virus Corona là một chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Virus Corona bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc. Virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”.

Về sau tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố tên gọi chính thức của loại bệnh xuất phát từ virus Corona là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid-19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.

Theo quy định tại Quyết định 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành vào ngày 29 tháng 01 năm 2020 quy định như sau:

 Bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

– Các hoạt động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCov được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao (thuộc nhóm A theo quy định tại Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007).

Triệu chứng của bệnh Covid-19 tại Việt Nam

Các triệu chứng thường gặp nhất:

  • Sốt
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Mất vị giác hoặc khứu giác

Các triệu chứng ít gặp hơn:

  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Đau nhức
  • Tiêu chảy
  • Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái
  • Mắt đỏ hoặc ngứa

Các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Khó thở
  • Mất khả năng nói hay cử động hoặc thấy lú lẫn
  • Đau ngực
4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam
4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam

4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam

Thứ nhất, tiền từ công đoàn:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 4292/QĐ-TLĐ quy định các đối tượng bị nhiễm Covid-19 trước ngày 01 tháng 3 năm 2022 sẽ được chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19,(kể cả F0 tử vong) được thực hiện theo quy định về chi hỗ trợ, thăm hỏi, trợ cấp theo Quyết định 3749/QĐ-TLĐ.

Theo quyết định 3749/QĐ-TLĐ quy định như sau:

– Đoàn viên, người lao động là ca bệnh F0, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ:

  • Tối đa là 3.000.000 đồng/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị Covid- 19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
  • Tối đa là 1.500.000 đồng/người nếu phải điều trị ngoại trú từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị nội trú dưới 21 ngày tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị Covid-19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Lưu ý: Việc thực hiện chi hỗ trợ theo Quyết định số 3749/QĐ-TLĐ ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện chậm nhất đến ngày 31 tháng 3 năm 2022. Tức kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2022, người lao động bị Covid-19 sẽ không còn được hỗ trợ khoản chi này nữa.

Thứ hai, tiền bảo hiểm xã hội:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện người lao động được hưởng chế độ ốm đau có nói đề điều kiện:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy thông qua quy định này ta suy ra được, người lao động bị bệnh Covid-19 nếu có tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ đau ốm như sau:

– Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau:

  • Tối đa 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
  • Tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • Tối đa 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

 Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được nghỉ hưởng chế độ ốm đau:

  • Tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
  • Tối đa 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • Tối đa 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau nêu trên tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Thứ ba, tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

– Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.

Như vậy thông qua quy định này ta có thể suy ra được, nếu bị bệnh Covid-19 đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên/năm và trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì sẽ được tiếp tục được nghỉ do được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:

– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
  • Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
  • Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

– Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở năm 2022 1.490.000 đồng/tháng. Nên mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng x 30% = 447.000 đồng. Đối với điều trị bệnh Covid-19, thì người lao động sẽ được hưởng số tiền hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong 5 ngày tức 447.000 đồng x 5 (ngày) = 2.235.000 đồng.

Thứ tư, tiền lương do người sử dụng lao động trả:

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau:

– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Như vậy thông qua quy định này ta có thể suy ra được, nếu người bị bệnh Covid-19 còn ngày nghỉ hằng năm và xin nghỉ phép để điều trị bệnh thì trong thời gian nghỉ phép để chữa bệnh vẫn được hưởng lương nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về 4 khoản trợ cấp Covid-19 dành cho F0 tại Việt Nam″. Nếu quý khách có nhu cầu biết các thông tin về việc bản thể hiện của hóa đơn điện tử; hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sinh viên hỗ trợ chống dịch COVID-19 có được hưởng phụ cấp không?

Theo quy định tại mục 3 Công văn  6401/BYT-KHTC, chế độ phụ cấp chống dịch trong thời gian tham gia phòng, chống dịch COVID-19 của sinh viên tham gia hỗ trợ chống dịch tại các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương được áp dụng như sau:
– Được hưởng 300.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021;
– Được hưởng 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP.
– Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày; gồm tiền ăn là 80.000 đồng (theo mức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP) và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt (theo mức quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP).
Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:
– Người làm công việc lấy mẫu; gộp mẫu; phân tách mẫu; người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2 tại cơ sở y tế.

Chi phí cách ly tập trung người tham gia phòng chống dịch sau khi hoàn thành nhiệm vụ có được hỗ trợ?

Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP như sau:
Trường hợp cách ly tại doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung thì được ngân sách nhà nước bảo đảm các chi phí quy định gồm:
Chi phí đưa đón từ nơi đến công tác đến cơ sở cách ly tập trung;
Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành;
Chi phí tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày;
Các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Không đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 nơi công cộng bị phạt thế nào?

Việc không đeo khẩu trang nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay là rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.