Tập đoàn kinh tế, tổng công ty tại Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ, công ty con đều là các pháp nhân độc lập, thực hiện hoạt động kinh doanh độc lập. Tuy nhiên, chúng vẫn chi phối hay lệ thuộc nhau trên cơ sở các loại liên kết. Vậy yêu cầu về quyền hạn, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con là gì? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247!
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp năm 2020
Nghị định 96/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Công ty mẹ là gì?
Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp có hướng dẫn về vấn đề này:
Thứ nhất, góp vốn thành lập doanh nghiệp gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
Thứ hai, sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.
Thứ ba, cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số CPPT của công ty có liên quan.
Thứ tư, chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác.
Thứ năm, cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Thứ sáu, Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01/7/2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.
Công ty con là gì?
Công ty con là công ty bị chi phối bởi công ty mẹ, được cung cấp các lợi ích kinh doanh từ hợp đồng liên kết thực hiện cùng công ty mẹ đồng thời thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh do công ty mẹ giao và thực hiện các quyền hạn nghĩa vụ của mình.
Đối với những công ty đa ngành nghề, việc hoạt động kinh doanh quá nhiều ngành nghề trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến rất khó quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực.
Như vậy, thành lập những công ty con sẽ tạo nên những cá thể độc lập trong mỗi lĩnh vực, cộng với đầu tư tài chính, máy móc cũng như công nghệ từ công ty mẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty con có thể phát triển chuyên về một lĩnh vực nhất định.
Công ty A nắm giữ dưới 50% cổ phần của công ty B và công ty C. Lúc này, công ty B và C là công ty thành viên của công ty A. Vì vậy hiểu đơn giản; công ty thành viên là công ty được một công ty nào đó nắm giữ dưới 50% cổ phần. Một công ty có thể là thành viên của nhiều công ty khác. Nhưng chỉ có thể là công ty con của duy nhất một công ty.
Như vậy, một công ty vừa có thể làm công ty con; vừa có thể làm công ty thành viên của một hoặc nhiều công ty khác.
Quyền của công ty mẹ đối với công ty con
- Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con; công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu; hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo định hướng tương ứng của Luật này; và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều được thiết lập và thực hiện độc lập; bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
- Công ty mẹ xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển; kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của nhóm;
- Định hướng chiến lược kinh doanh của các công ty con theo chiến lược phát triển; kế hoạch phối hợp kinh doanh chung
- Xây dựng và tổ chức thực heienj các quy chế quản lý; điều hành và tiêu chuẩn, định mức áo dụng thống nhất trong nhóm công ty
Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
– Công ty mẹ có trách nhiệm định hướng về các mục tiêu, hoạt động đầu tư, các chỉ tiêu sản xuấ;t kinh doanh
– Công ty mẹ phân công, chuyên môn hóa, hợp tác hóa; tiếp cận, mở rộng; và chia sẻ thị trường, xuất khẩu, sử dụng thương hiệu, dịch vụ thông tin; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo; và các hoạt độngkhác của doanh nghiệp thành viên theo chính sách chung của công ty;
– Công ty mẹ có trách nhiệm đối với các thiệt hại gây ra:
+ Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên; hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường; hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan; gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
+ Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh nêu trên phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
+ Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con trong trường hợp trên thì chủ nợ; hoặc thành viên; cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình; hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Yêu cầu về quyền hạn, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày như một báo cáo tài chính doanh nghiệp và được xây dựng trên cơ sở báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
(i) Báo cáo tài chính hợp nhất về kế toán;
(ii) Tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
(iii) Tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con;
(iv) Các báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm và các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ.
(v) Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, còn phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ.