Khởi kiện yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

18/10/2022
Khởi kiện yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
530
Views

Hiện nay, có nhiều trường hợp chủ sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng giấy chứng nhận này lại bị người khác nắm giữ, quản lý. Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định pháp luật về thủ tục khởi kiện yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ pháp lý

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để xác nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đồng thời tăng cường thiết chế nhà nước trong quản lý đất đai.

Tuy nhiên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường được gọi với ngôn ngữ bình dân là sổ đỏ, bìa đỏ.

Khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu có sự gian lận, sai sót hoặc một số lý do khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là “giấy tờ có giá” không?

Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Khởi kiện yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Khởi kiện yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều 115 BLDS 2015 quy định về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Nội dung công văn số 141/TANDTC-KHXX nêu rõ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự.

Như vậy, theo các quy định nêu trên, Giấy chứng nhận không phải là giấy tờ có giá.

Thẩm quyền tòa án giải quyết yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục 4, Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021, TAND tối cao giải đáp:

  • Khoản 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định giấy tờ có giá là: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc.
  • Khoản 16 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Mục 1 Phần I Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19-9-2016 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự hướng dẫn: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính, không phải là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ” cho nên không phải là giấy tờ có giá. Do vậy, hướng dẫn tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá vẫn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và các pháp luật khác đang có hiệu lực.
  • Điều 164 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền của người sử dụng đất thì Tòa án nhân dân sẽ thụ lý giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo Điều 35 BLTTDS 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết (Nếu đương sự ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết).

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Theo Điều 189 BLTTDS 2015 hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Giấy tờ tùy thân
  • Tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (ví dụ: Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

Điều kiện thụ lý của tòa án

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục 4, Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021, điều kiện để thụ lý vụ án bao gồm:

  • Thứ nhất, là phải có yêu cầu của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
  • Thứ hai, hồ sơ khởi kiện đáp ứng đầy đủ theo Điều 189 BLTTDS 2015.
  • Người khởi kiện không thuộc diện trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại 192 BLTTDS 2015 và Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Thời hạn giải quyết

Sơ thẩm:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
  • Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 203 thì thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Phúc thẩm:

  • Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý, thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
  • Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.
  • Trong vòng 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa có thể đưa ra quyết định tạm đình chỉ xét xử, đình chỉ xét xử hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Quyết định này dựa trên kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án đã được xét xử ở cấp sơ thẩm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về “Khởi kiện yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thủ tục thu hồi đất và Mức bồi thường thu hồi đất

Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu?

– UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý như thế nào?

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ pháp lý để giải quyết mối quan hệ về đất đai giữa các chủ thể và cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước thừa nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xây dựng các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước như quyết định đăng ký, theo dõi biến động, kiểm soát các giao dịch dân sự của người sử dụng đất như thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho cơ quan nhà nước có thể phát hiện được các hành vi vi phạm của các chủ thể xâm phạm đến quyền hợp pháp của người sử dụng hoặc xâm phạm đến lợi ích của nhà nước.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn bộ lãnh thổ, kiểm soát được việc chuyển nhượng, giao dịch trên thị trường và áp dụng chế tài đối với các chủ thể không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội, giúp cho cá nhân, hộ gia đình yên tâm sử dụng, đầu tư kinh doanh trên mảnh đất của mình.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bao lâu?

Thời hạn thực hiện cấp sổ đỏ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với vùng sâu, vùng xa, các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì thời hạn thực hiện không quá 30 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.