Xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ

08/09/2022
Xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ
765
Views

Phạm vi đất dành cho đường bộ được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Vậy xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

Phạm vi đất dành cho đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về Phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

  • Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
  • Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
  • Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
  • Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

  • Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Như vậy, hành vi xây dựng nhà tạm lấn chiếm hành lang dành cho đường bộ của bạn đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ 2008 và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ.

Xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ
Xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp xây dựng nhà tạm lấn chiếm hành lang được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
  • Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
  • Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
  • Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Theo các quy định trên, đối với hành vi xây nhà tạm lấn chiếm đất hành lang an toàn đường bộ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành vi xây nhà tạm lấn chiếm đất hành lang an toàn đường bộ?

Căn cứ Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này bao gồm:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ thám tử theo dõi, dịch vụ ly hôn nhanh chóng, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ giải thể công ty, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thẩm quyền đăng ký lại khai sinh cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hành lang an toàn đường bộ có độ dài là bao nhiêu?

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ như sau: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:
– Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:
+ 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
+ 13 mét đối với đường cấp III; + 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
+ 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
– Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:
+ 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
+ 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;
+ Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.
– Đối với đường cao tốc trong đô thị:
+ Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;
+ Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
+ Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.
– Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ. Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt. – Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

Hành lang chồng lấn giữa đường bộ và đường sắt là gì?

Khi hành lang an toàn đường sắt chồng lấn hành lang an toàn đường bộ việc phân định hành lang an toàn được thực hiện trên nguyên tắc ưu tiên bố trí đủ hành lang an toàn đường sắt nhưng phải bảo đảm giới hạn hành lang an toàn đường sắt không đè lên mái taluy hoặc bộ phận công trình của đường bộ.
Trường hợp công trình đường bộ và đường sắt đi liền kề và chung nhau rãnh dọc, ranh giới hành lang an toàn xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013-NĐ-CP.
Trường hợp công trình đường bộ, đường sắt có hành lang an toàn chung giữa hai đường nhỏ hơn tổng cộng hành lang an toàn của cả đường sắt và đường bộ theo quy định, ưu tiên bố trí đủ cho hành lang an toàn đường sắt; trường hợp giới hạn hành lang an toàn đường sắt nếu bố trí đủ sẽ đè lên công trình đường bộ, giới hạn hành lang an toàn đường sắt là mép ngoài cùng của công trình đường bộ.

Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông không?

Các công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ, đã được cơ quan quản lý đường bộ yêu cầu khắc phục nhưng chủ công trình không tự giác thực hiện, cơ quan quản lý đường bộ phải lập hồ sơ kiến nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.