Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp lái xe sử dụng ma túy

15/01/2022
Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp lái xe sử dụng ma túy
930
Views

Sử dụng ma túy khi lái xe không những là một trường hợp bị truy tố trách nhiệm hình sự, mà đó còn là cơ sở để các lực lượng chức năng xử lý vi phạm hành chính người điều khiển xe. Việc điều khiển xe khi trong cơ thể có chất gây nghiện là một trong những trường dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông và gây nên những hậu quả nghiệm trọng không đáng có cho người dân tham gia giao thông đường bộ nhất. Chính vì thế, pháp luật đã đưa ra những quy định xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp lái xe sử dụng ma túy như thế nào? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Xử phạt lái xe sử dụng ma túy đối với phương tiện điều khiển là xe ô tô

Lái xe đường dài sử dụng ma túy đang là một tình trạng được quan tâm dạo gần đây. Mặc dù nhận biết được tác hại của việc sử dụng ma túy, nhưng vì nhu cầu và điều kiện của lái xe mà nhiều người vẫn bất chấp sức khỏe của bản thân, bất chấp pháp luật mà sử dụng ma túy khi lái xe và tạo nên mối nguy hiểm cho xã hội cũng như những người tham gia giao thông khác.

Đối với trường hợp xử lý lái xe sử dụng ma túy mà phương tiện điều khiển là ô tô, Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này cụ thể như sau:

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Ngoài hình thức phạt tiền như trên, người lái xe sử dụng chất kích thích còn chịu hình phạt bổ sung được quy định tại Khoản 11 Điều này như sau:

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, người điều khiển phương tiện là xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức phạt lái xe sử dụng ma túy là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Xử phạt lái xe sử dụng ma túy đối với phương tiện điều khiển là xe máy

Trong trường hợp xử lý lái xe sử dụng ma túy mà phương tiện điều khiển là xe máy, Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này cụ thể như sau:

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

i)Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ

Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị xử lý phạt bổ sung được quy định tại điểm g, khoản 10 Điều này như sau:

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Như vậy, người điều khiển phương tiện là xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức phạt lái xe sử dụng ma túy là phạt tiền từ  6 triệu đồng đến 8 triệu đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Xử phạt lái xe sử dụng ma túy đối với phương tiện điều khiển là máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ vào Khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trường hợp người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt như sau:

9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị xử lý phạt bổ sung như sau:

“Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Như vậy, người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng . Trong trường hợp không có các loại giấy tờ trên, lái xe sử dụng ma túy sẽ bị áp dụng biện pháp phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng.

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào việc người phạm tội đã thực hiện hành vi này lần thứ mấy, hay tùy thuộc vào tính chất, mức độ; và hậu quả của hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Xử lý hành chính đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng. Cụ thể:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy; tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.

Ngoài ra, người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có thể phải chịu hình phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính; thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề ”Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp lái xe sử dụng ma túy” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cho bạn mượn xe để mua ma túy có bị tịch thu ?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về xử lý vật chứng.
Nếu biết rõ rằng cho người bạn kia mượn xe máy để thực hiện hành vi mua bán và sử dụng ma túy; thì trong vụ án này bạn sẽ là đồng phạm giúp sức nên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, chiếc xe của bạn có thể bị tịch thu; sung quỹ Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi; bổ sung năm 2017).

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
Cảnh cáo;
Phạt tiền;
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Trục xuất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.