Xử lý các đối tượng hoạt động thẩm mỹ “chui” như thế nào?

26/07/2022
443
Views

Khi đời sống ngày càng được cải thiện ngoài nhu cầu ăn ở, chị em cũng rất quan tâm đến nhu cầu làm đẹp. Nắm bắt được tâm tư này của nhiều người, những thẩm mỹ viện mọc lên tràn lan bất chấp quy định của pháp luật. Kéo theo đó các ca biến chứng sau phẫu thuật làm đẹp ngày một tăng. Hậu quả mang lại vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là cả tính mạng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về điều kiện hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ? Các thẩm mỹ viện chui là gì? Thẩm mỹ viện gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý như thế nào?  Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Xử lý các đối tượng hoạt động thẩm mỹ “chui” như thế nào?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Thẩm mỹ viện chui là gì?

Thẩm mỹ viện  là một cơ sở kinh doanh chuyên về dịch vụ chăm sóc, trang điểm sắc đẹp, ngoại hình của nam và nữ với mỹ phẩm phục vụ điều trị cho nam giới và phụ nữ, thẩm mỹ viện còn có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp. 

Thẩm mỹ viện ngoài việc tác động bên ngoài còn có thể can thiệp đến thân thể của người sử dụng dịch vụ.

Với các chức năng trên thẩm mỹ viện là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc mục số 180 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật đầu tư 2020.

Do đó thẩm mỹ viện chui là thẩm mỹ viện hoạt động không đáp ứng điều kiện quy định pháp luật.

Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người. (Khoản 20 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Cần phân biệt thẩm mỹ viện với bệnh viện thẩm mỹ. Bệnh viện thẩm mỹ sẽ có những quy chuẩn về bác sĩ, y tá cũng như trang thiết bị đạt chuẩn thì mới được cấp phép trở thành bệnh viện, còn thẩm mỹ viện với những quy chuẩn đơn giản hơn, yêu cầu về trang thiết bị cũng đơn giản hơn nhiều.

Điều kiện hoạt động với cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ

Để kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, người kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Với loại hình ngành nghề này, các điều kiện cần có như:

Đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh

Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Đáp ứng điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ phẫu thuật mỹ

Theo Điều 23a và Điều 33a Nghị định số 109/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP:

Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó tùy thuộc loại hình, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ cần đáp ứng các điều kiện sau:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế

-Về cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

– Trang thiết bị y tế:

Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

Nhân lực

Đối với các cơ sở như bệnh viện thẩm mỹ, Phòng khám thẩm mỹ, cơ sở có chuyên môn về thẩm mỹ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì:

Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

– Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.

– Với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ:

Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

Thẩm mỹ thì người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp;

Thẩm mỹ viện hoạt động trái phép bị xử lý như thế nào?

Xử lý các đối tượng hoạt động thẩm mỹ “chui” như thế nào?
Xử lý các đối tượng hoạt động thẩm mỹ “chui” như thế nào?

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ rất cao. Việc sử dụng dịch vụ của các thẩm mỹ viện ngày càng nhiều. Với mức lợi nhuận khổng lồ, không ít các cơ sở thẩm mỹ viện trái phép đã mọc lên nhằm thu lợi từ người dùng; gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

Theo Điểm đ khoản 6 và Điểm c Khoản 7, Điều 39, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và đ khoản 6 Điều này;

Như vậy, cơ sở thẩm mỹ viện hoạt động trái phép có thể bị phạt hành chính lên tới 50 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng theo khoản 7, Điều 39, Nghị định 117.

Thẩm mỹ viện “chui” làm chết người bị phạt ra sao?

Ngoài chế tài xử lý vi phạm hành chính, nếu trong thời gian hoạt động, các cơ sở này gây ra hậu quả chết người; hoặc tổn thương về sức khỏe của những khách hàng đến thực hiện dịch vụ; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 315, Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” đối với người thực hiện việc phẫu thuật, thẩm mỹ cho khách hàng. Cụ thể:

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mức phạt đối với người trực tiếp làm chết người tại thẩm mỹ viện “chui” là gì?

Trường hợp người trực tiếp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ làm chết người thì tùy theo tính chất vụ việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo quy định tại Điều 315 BLHS năm 2015 theo đó, mức hình phạt nhẹ nhất từ 01-05 năm tù, nặng nhất là 15 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Xử lý các đối tượng hoạt động thẩm mỹ “chui” như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở thẩm mỹ nào phải có giấy phép hoạt động?

Theo Khoản 5 Điều 23 a Nghị định 155/2018/NĐ-CP, các cơ sở thẩm mỹ sau phải có giấy phép hoạt động:
– Bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ
– Phòng khám có chuyên khoa thẩm mỹ
– Cơ sở khám, chưa bệnh có hoạt động chuyên môn về thẩm mỹ được Cơ quan có thẩm quyền hê duyệt

Thẩm mỹ viện có được thực hiện nâng ngực cho khách?

Theo Điều 33a Nghị định 155/2018/NĐ-CP:
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người),… chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Do đó thẩm mỹ viện không được thực hiện phẫu thuật nâng ngực.

Trách nhiệm cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ?

Theo Điều 41 Nghị định 96/2016/NĐ-CP:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách trong hồ sơ, gồm một trong các loại giấy tờ sau đây:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên; Giấy khai sinh đối với khách hàng là trẻ em chưa đủ 14 tuổi.
2. Đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên, trường hợp thực hiện phẫu thuật để làm thay đổi đặc điểm trên khuôn mặt thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm chụp ảnh chân dung của khách trước khi phẫu thuật và sau khi hoàn thành việc phẫu thuật, kích thước 4×6 cm lưu trong hồ sơ phẫu thuật của khách.
3. Hàng quý cơ sở kinh doanh phải có báo cáo, kèm theo bản sao giấy tờ tùy thân và ảnh của khách gửi cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.