Xin giấy nghỉ dưỡng thai ở đâu?

13/06/2023
Xin giấy nghỉ dưỡng thai ở đâu?
320
Views

Hiện nay khi trong quá trình mang thai, nhiều lao động nữ có sức khỏe yếu nên sẽ buộc phải tạm nghỉ để dưỡng thai. Bộ luật lao động năm 2019 được ban hành quy định chi tiết, cụ thể việc bảo vệ các chế độ quyền lợi của người lao động, đặc biệt đối với đối tượng lao động nữ mang thai. Vậy khi nghỉ dưỡng thai, người lao động sẽ xin giấy nghỉ dưỡng thai ở đâu? Và thời gian xin nghỉ dưỡng thai hiện nay là bao lâu? Tất cả các quy định này sẽ được Luật sư 247 giải đáp tại nội dung bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Thời gian tối đa được chỉ định nghỉ dưỡng thai là bao lâu?

Lao động nữ khi mang thai là đối tượng nhận được sự ưu tiên nhất định khi tham gia lao động tại các đơn vị doanh nghiệp. Bởi khi mang thai, phụ nữ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý. Hiện nay, Bộ luật lao động năm 2019 quy định rất rõ về các chế độ ưu tiên cho người lao động nữ mang thai, vậy khi nghỉ dưỡng thai thời gian được nghỉ tối đa là bao nhiêu ngày?

Theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai đối với lao động nữ mang thai sẽ thể hiện qua các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai: Lao động nữ đã nghỉ việc điều trị ngoại trú.

Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH): Lao động nữ mang thai đang đóng BHXH bắt buộc điều trị ngoại trú.

Số ngày nghỉ trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

– Biên bản giám định y khoa: Trường hợp phải giám định để nghỉ dưỡng thai.

Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa nhưng tối đa không quá 30 ngày/lần cấp.

– Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án: Lao động nữ phải điều trị nội trú.

Tại phần ghi chú của giấy ra viện: Nếu lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì bác sĩ trưởng khoa điều trị ghi thêm số ngày nghỉ lên đến 30 ngày và phải ghi rõ là “để dưỡng thai”.

Tuy nhiên, khoản 5 Điều 18 Thông tư này lại quy định:

Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Xin giấy nghỉ dưỡng thai ở đâu?

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, pháp luật không giới hạn thời gian nghỉ dưỡng thai tối đa đối với lao động nữ. Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ lâu dài, lao động nữ vẫn phải tiến hành tái khám để được xem xét tiếp tục nghỉ dưỡng thai.

Xin giấy nghỉ dưỡng thai ở đâu?

Theo quy định, khi mang thai mà có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (được nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh). Vậy xin giấy nghỉ dưỡng thai tại cơ quan nào là thắc mắc của nhiều người. Chi tiết nội dung này được pháp luật quy định như sau:

Khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT ghi nhận thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau:

1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:

a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;

b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;

c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Theo đó, lao động nữ đang mang thai mà gặp vấn đề về sức khỏe có thể đến các Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản hoặc các bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa để tiến hành khám hoặc giám định sức khỏe.

Nếu tình trạng sức khỏe của người lao động không thể đảm bảo công việc và buộc phải nghỉ để dưỡng thai thì các bệnh viện nói trên hoặc Hội đồng Giám định y khoa sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai theo quy định.

Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có thời hạn bao lâu?

Tại hướng dẫn cách ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, Phụ lục 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:

3. Phần Số ngày nghỉ:

– Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

– Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

Theo đó, thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai sẽ được thực hiện theo chỉ định riêng của bác sĩ dựa trên sức khỏe của người bệnh nhưng cũng chỉ được tính tối đa 30 ngày nghỉ.

Trường hợp muốn nghỉ dài hơn 30 ngày thì theo khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017, khi hết hoặc sắp hết hạn, lao động nữ phải đi tái khám để được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai mới.

Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, phải làm sao?

Theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, nếu không may làm mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, người lao động cần thực hiện như sau:

– Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp:

Người lao động phải làm đơn đề nghị cấp bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và gửi cho đơn vị nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai cho mình.

Bản sao giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai sẽ được cấp cho người lao động trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai nhận được đơn đề nghị.

– Trường hợp bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai từ ngày làm việc thứ 06 kể từ ngày được cấp:

Lúc này, người lao động phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Điều này được hiểu rằng lao động nữ phải đi khám lại từ đầu để được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xin giấy nghỉ dưỡng thai ở đâu?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ soạn thảo mẫu đơn sang tên sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Khi nào lao động nữ được nghỉ dưỡng thai?

Theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ được nghỉ dưỡng thai khi có chỉ định nghỉ của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thêm vào đó, Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để nghỉ dưỡng thai.

Thời gian nghỉ chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là bao lâu?

Theo quy định tại điều 139 Bộ luật lao động 2019; quy định về thời gian nghỉ thai sản như sau:
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian tham bảo hiểm xã hội để thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản là bao lâu?

Đối với người lao động nữ thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 28 luật bảo hiểm xã hội; bao gồm : Lao động nữ mang thai và Lao động nữ; sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trờ lên trong thời gian 12 tháng; trước khi sinh con để được hưởng chế độ thai sản.Những trường hợp không đáp ứng đủ về thời gian đóng bảo hiểm xã hội; như trên thì không đủ điều kiện để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.