Xỉ nhục người khác có phải ngồi tù ?

17/01/2022
858
Views

Rất nhiều người bị người khác xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhưng lại không biết hành vi đó có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Và làm thế nào để bảo vệ quyền – lợi ích của mình khi bị xâm phạm? Mời bạn đọc bài viết “Xỉ nhục người khác có phải ngồi tù không?” dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là xỉ nhục người khác ?

Xỉ nhục người khác hay còn gọi là: xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Theo đó, người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Nhằm hạ uy tín, danh dự, làm người khác bị chê cười, làm người khác bị tổn thất về vật chất hoặc tình cảm,…

Dùng lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm giảm hoặc mất uy tín của người khác là việc được bắt gặp nhiều nhất. Những lời lẽ trên được các đối tượng sử dụng nhiều nhất trên mạng xã hội hoặc cố ý tuyên truyền khi không co mặt của đương sự. Theo đó, những người cố ý xúc phạm người khác trên mạng xã hội được mọi người hay gọi là “anh hùng bàn phím”. Vì nghĩ thông qua mạng xã hội sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tiêu biểu cho trường hợp này là sự việc diễn ra vào năm 2020 của nam nghệ sĩ Trấn Thành. Khi đó, có một cô gái tự xưng là đã có quan hệ ngầm với nam nghệ sĩ và đăng tin lên các trang mạng xã hội. Hậu quả từ hành vi hành vi này khiến cho nam nghệ sĩ bị nhiều nhãn hàng hủy hoặc tạm dừng hợp đồng, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Dùng hành động nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác như: dúng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Hoặc việc đánh ghen của các bà vợ cũng được xem là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Đặc điểm của hành vi xỉ nhục người khác

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có đặc điểm như sau:

– Hành vi xỉ nhục người khác được thực hiện dưới dạng lời nói, hành động;

– Hành vi này thường xảy ra do mẫu thuẫn cá nhân hoặc mẫu thuẫn tình cảm trong gia đoạn đang thực hiện phạm tội;

– Lỗi của người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là cố ý trực tiếp.

Cũng như các loại tội phạm khác, việc xúc phạm danh dự – nhân phẩm – uy tín người khác có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.

Do xâm phạm trực tiếp đến quyền – lợi ích của công dân khác nên hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác được quy định tại Điều 155 và 156 Bộ luật hình sự 2015.

Pháp luật quy định thế nào về tội xỉ nhục người khác có bị đi tù ?

Theo điều 155 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Ngoài ra, khoản 3 Điều này còn quy định thêm về khung hình phạt tù từ 02 đến 05 năm nếu làm nạn nhân bị rối loạn tâm tần, mức rối loạn trên 46% hoặc làm nạn nhân tự sát.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn bị các hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình trước hành vi xỉ nhục người khác ?

—-> Để bảo vệ mình và người thân trước việc vị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà không vi phạm pháp luật thì chỉ có một phương pháp duy nhất là nhờ đến sự bảo hộ của pháp luật.

Khi người bị khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; bạn hãy làm đơn gửi tới cơ quan công an nơi bạn sinh sống, làm việc để được bảo vệ về quyền công dân.

Tuy nhiên, khi nhờ tới sự can thiệp của pháp luật bạn cần lưu ý về chứng cứ. Điều này có nghĩa là bạn phải giao nộp được các bằng chứng như: video, ghi âm, hình ảnh,…. Về việc người khác có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Và các bằng chứng chứng minh bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi phạm tội của người khác.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xỉ nhục người khác có phải ngồi tù ?”.  Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư 247  để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là xỉ nhục người khác ?

Xỉ nhục người khác hay còn gọi là: xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Theo đó, người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Nhằm hạ uy tín, danh dự, làm người khác bị chê cười, làm người khác bị tổn thất về vật chất hoặc tình cảm,…

Pháp luật quy định thế nào về tội xỉ nhục người khác có bị đi tù ?

Hiện này, pháp luật quy định cụ thể về hành vi xỉ nhục người khác (xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu – 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ 03 năm; phạt tù từ 03 tháng – 02 năm . Ngoài ra, nếu gây hậu quả nghiêm trọng như làm nạn nhân bị rối loạn tâm thần, mức rối lạo trên 46% hoặc làm nạn nhân tự sát thì phải chịu án tù từ 02 – 05 năm và có thể phải chịu thêm các hành phạt bổ sung.

3/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận