Xét xử không công khai là xét xử kín đúng không?

17/08/2022
Xét xử không công khai là xét xử kín
652
Views

Xét xử kín sẽ khác với những phiên xét xử công khai thông thường. Theo đó, những người không liên quan đến việc xét xử, nhà báo hay người thân của đương sự, bị cáo sẽ không được tham gia phiên xét xử kín này. Vậy liệu xét xử không công khai là xét xử kín có đúng không? Xét xử kín nhưng có buộc phải tuyên án phải công khai không? Trường hợp nào thì Tòa án xét xử kín? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây của Luật sư 247, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Xét xử kín là gì? Xét xử không công khai là xét xử kín?

Xét xử kín hay là xét xử không công khai nghĩa là phiên tòa được xét xử nhưng không phải mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trái ngược với xét xử công khai. Ngoài Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng cần thiết thì không còn ai ở lại trong phòng xét xử nếu là án xử kín; kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự. Họ chỉ có thể trở lại sau quá trình xét xử kín để nghe tuyên án công khai.

Theo đó thay vì xét xử ông khai như thường; nhưng vì một lý do nào đó mà tòa án sẽ xét xử kín. Chỉ những người được triệu tập đến phiên tòa mới có quyền tham gia.

Trường hợp nào thì Tòa án xét xử kín?

Theo Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định:

“Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.

Theo đó tòa án sẽ xét xử kín trong các trường hợp sau:

Vụ án hình sự

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp; Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định về vấn đề này như sau:

“Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

Theo quy định này, có 3 trường hợp Tòa sẽ xét xử kín: 

Cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc

Nếu đối với vụ án; Tòa xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục; nếu xét xử công khai thì có thể làm lộ bí mật nhà nước; ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục dân tộc. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng, hoặc các tội như gián điệp, phản bội tổ quốc,…..

Việc xét xử công khai sẽ vô tình làm lộ các bí mật nhà nước ra ngoài trong khi đó nó cần được bảo vệ; đặc biệt khỏi các đối tượng cơ hội; chống phá nhà nước; chính quyền nhân dân.

Còn với thuần phong mỹ tục; thì khi xét xử công khai có khả năng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các chủ thể tham gia phiên tòa; để lại ấn tượng không tốt về thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi

Khi Tòa án xét thấy cần phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi; Tòa cũng có thể ta quyết định xét xử kín. Người dưới 18 tuổi là bị cáo hoặc là nạn nhân đều có nguy cơ bị ảnh hưởng về lợi ích. Do mức độ nhận thức và phát triển về tinh thần chưa được đầy đủ như người trưởng thành nên việc phạm sai lầm dễ làm ảnh hưởng tới tương lai của các em. Do đó để tránh những tác động xấu tiêu cực đến những đối tượng này; việc xét xử kín sẽ phần nào bảo vệ các em khỏi dư luận cũng như những người xung quanh.

Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…. Những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần; hoặc khiến bị cáo sẽ khó khăn hơn sau khi cải tạo trở về với xã hội.

Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự

Trong một số trường hợp; yêu cầu được xét xử kín của đương sự cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án. 

Nếu vụ án thuộc trường hợp được xét xử kín như nêu trên; đương sự có quyền gửi đơn đến tòa án xét xử vụ án đó để yêu cầu xử kín. Trên cơ sở yêu cầu của đương sự; Tòa án sẽ xem xét, quyết định và khi đưa vụ án ra xét xử; Tòa sẽ ghi rõ hình thức xét xử là công khai hoặc xử kín.

Trường hợp này thường thấy đối với những vụ án liên quan đến pháp nhân muốn bảo vệ bí mật kinh doanh; hay những vụ án để được giải quyết đòi hỏi phải công khai những thông tin về bí mật đời tư của cá nhân. Do đó để đảm bảo quyền lợi chính đáng của đương sự; Tòa án sẽ xem xét yêu cầu của họ để mơi phiên tòa xử kín.

Vụ việc dân sự

Ngoài việc xét xử kín trong vụ án dân sự; thì vụ việc dân sự cũng được xét xử kín. Theo Khoản 2 Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

” Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.”

Có thể thấy tương tự với vụ án hình sự thì vụ án dân sự cũng được xứt xử kín với những trường hợp tương ứng. Tuy nhiên về phần bí mật của các đương sự thì lại bao hàm rộng hơn so với vụ án hình sự. Bởi đương sự trong vụ án hình sự có các chủ thể hẹp hơn; loại bí mật trong dân sự cũng nhiều hơn so với hình sự.

Xét xử kín nhưng tuyên án phải công khai?

Xét xử không công khai là xét xử kín
Xét xử không công khai là xét xử kín

Dù là vụ án hình sự hay vụ án dân sự được xét xử kinsl thì khi tuyên án đều phải công khai.

Cụ thể, tại Điều 327 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Điều 267 Bộ luật tố tụng dân sự:

“Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án….

Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.”

Theo đó bản án chỉ được công khai phần quyết điịnh; mà không đọc nội dung bản án. Điều này nhằm mục đích của việc xét xử kín như trên phân tích.

Quy định về việc tuyên án công khai này nhằm đảm bảo phán quyết của Tòa án phải được công khai để từ đó giúp nhân dân giám sát và kiểm tra tính khách quan, minh bạch của phán quyết; đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có liên quan.

Tại sao vụ án “dì ghẻ” và cha ruột bạo hành bé gái 8 tuổi được xét xử kín?

Theo những phân tích thì vụ án được xét xử kín chỉ khi rơi vào một trong 3 trường hợp trên. Do vụ án này có nạn nhân là cháu gái 8 tuổi đã chết; là người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó vụ án còn gây xôn xao dư luận khi chính bố chúa bé tiếp tay cho dì ghẻ bạo hành cháu.

Theo Khoản 2 Điều 414 về Nguyên tắc tiến hành tố tụng với người dưới 18 tuổi đó là:

” Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi”

Vì vậy để bảo vệ lợi ích của đứa trẻ là trong vụ án; cũng như những đứa trẻ khác đã, đang hoặc chưa rơi vào các trường hợp bạo hành tương tự sẽ bị ảnh hưởng tâm lý; tác động không tốt đến nhân dân. Cùng với đó là đảm bảo phiên tòa được diễn ra đúng quy định; không bị sự ảnh hưởng bởi dự luận công kích; việc xét xử kín là điều nên làm trong trường hợp này. Và bên cạnh đó những người muốn theo dõi; dù không được tham gia phiên tòa; những vẫn có thể nắm bắt qua phần tuyên án; để biết được hình phạt đối với những kẻ phạm tội trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định của pháp luật về xét xử kín”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ mẫu đăng ký lại khai sinh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đương sự có được yêu cầu Tòa án xét xử kín không?

Theo Hiến pháp 2013; Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự 2015; thì Tòa án sẽ xét xử kín theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Do đó nếu muốn xét xử kín; đương sự có thể làm đơn đề nghị lên Tòa án về lý do xét xử kín. Tòa án sẽ xem xét và đưa ra quyết định có xét xử kín không theo quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Những ai được tham gia phiên tòa xét xử kín vụ án hình sự?

Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà và những người tham gia tố tụng cần thiết khác được Tòa án triệu tập đến. Không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa; kể cả nhà báo hay người thân của đương sự.

Quy định về tuyên án trong trường hợp xét xử kín

Theo quy định của pháp luật tuy quá trình xét xử kín nhưng mà bản án phải được công khai.
Tuy nhiên bản án cũng thường chỉ được công khai phần quyết định bởi lẽ, việc công bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết vụ án. Điều này sẽ khó bảo vệ được bí mật nhà nước, bí mật đời tư và quyền lợi của người dưới 18 tuổi, trái với nguyên tắc việc xét xử kín. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.