Xây nhà không xin phép bị phạt đến 100 triệu đồng

21/02/2022
Xây nhà không xin phép bị phạt đến 100 triệu đồng
730
Views

Hiện nay, thực trạng xây nhà không giấy phép xây dựng vẫn rất phổ biến. Nếu không xin giấy phép xây dựng thì người dân sẽ gặp rất nhiều rủi ro pháp lý. Nghị định 16/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó với hành vi xây nhà không xin phép tùy trường hợp có thể bị phạt đến 100 triệu đồng. Do đó việc xin giấy phép xây dựng là rất cần thiết. Vậy các trường hợp nào cần xin giấy phép xây dựng? Điều kiện khởi công xây dựng là gì? Những trường hợp nào xây dựng nhà bị phạt? Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Xây nhà không xin phép bị phạt đến 100 triệu đồng“. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Giấy phép xây dựng là gì?

Căn cứ  Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định:

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

Bên cạnh đó, theo Luật xây dựng 2014 về một trong các điều kiện khởi công xây dựng như sau:

Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình

1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;

Do đó có thể thấy giấy phép xây dựng là một trong những giấy tờ rất quan trong. Nó là một trong các điều kiện để khởi công xây dựng công trình. Người xây nhà trước khi thi công cần đến cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép xây dựng.

Các trường hợp nhà ở phải có giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp dưới đây phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công:

(1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

(4) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

Các trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp dưới đây được miễn giấy phép xây dựng, cụ thể:

(1) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp này phải thông báo thời điểm khởi công).

(2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Nhà ở riêng lẻ tại miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Xây nhà không xin phép bị phạt đến 100 triệu đồng

Với vi phạm lần đầu

Việc xây nhà không xin phép đối với các trường hợp cần có giấy phép xây dựng là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này tùy đối tượng xây dựng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Cụ thể theo Khoản 7 Điều 16 Nghị định này quy định:

7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Theo đó với hành vi này mức xử phạt có thể lên đến 100 triệu đồng.

Trường hợp tái phạm

Bên cạnh đó nếu tái phạm việc này, người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:

12. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm:

a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Ngoài việc bị phạt tiền thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải dừng thi công và có thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản để thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng, nếu quá thời hạn 60 ngày mà không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Xây nhà không xin phép bị phạt đến 100 triệu đồng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có các loại giấy phép xây dựng nào?

Giấy phép xây dựng gồm:
a) Giấy phép xây dựng mới;
b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
c) Giấy phép di dời công trình;
d) Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Điều kiện khởi công xây dựng công trình là gì?

Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
d) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
e) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.