Xây nhà không giấy phép có bị xử phạt không?

13/10/2021
Xây nhà không giấy phép có bị xử phạt không?
777
Views

Có những trường hợp công trình phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công; nếu không có thể bị phạt tiền và tháo dỡ. Nhưng nhiều người dân khi xây dựng vẫn chưa rõ về những trường hợp này. Xây nhà không giấy phép có bị xử phạt không? Xây dựng xong mới xin giấy phép xây dựng được không? Mức phạt có thể thế nào nếu xây nhà không có giấy phép? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Xây dựng 2014;
  • Nghị định 139/2017/NĐ-CP

NỘI DUNG TƯ VẤN

Khái niệm Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng được quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014:

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, giấy phép xây dựng gồm:

  • Giấy phép xây dựng mới;
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy phép di dời công trình;
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn; cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định; theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

Giấy phép xây dựng quy định những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 90 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng gồm nội dung chủ yếu:

(1) Tên công trình thuộc dự án.

(2) Tên, địa chỉ của chủ đầu tư (riêng với trường hợp nhà ở riêng lẻ mà hộ gia đình, cá nhân tự xây hoặc thuê người khác xây thì chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân đó).

(3) Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình với công trình theo tuyến.

(4) Loại, cấp công trình xây dựng.

(5) Cốt xây dựng công trình.

(6) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

(7) Mật độ xây dựng (nếu có).

(8) Hệ số sử dụng đất (nếu có).

(9) Riêng với công trình dân dụng, nhà ở riêng lẻ, công trình công nghiệp, ngoài các nội dung quy định từ (1) đến (8) thì còn phải có nội dung về: tổng diện tích xây dựng; diện tích xây dựng tầng 1 (còn gọi là tầng trệt); số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tum, tầng kỹ thuật); chiều cao tối đa toàn công trình.

(10) Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng; kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Xây nhà không giấy phép có bị xử phạt không?

* Mức phạt tiền khi không có giấy phép

Theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng; đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn.

– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

* Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng hoặc tái phạm

Theo khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính; mà vẫn tiếp tục xây dựng bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn; khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.

– Phạt tiền từ 35 – 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Căn cứ khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn; khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.

– Phạt tiền từ 70 – 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

* Xây nhà không giấy phép có bị xử phạt áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?

Theo khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngoài mức phạt tiền trên thì người có hành vi xây dựng nhà không phép bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu mà hành vi vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).

Đối với nhà ở xây dựng không phép mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

– Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xin được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào xây nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép?

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020:
– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng mà thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn).
– Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Cách hợp thức hóa nhà ở không phép thế nào?

Căn cứ khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng nếu chưa xây dựng xong thì người có hành vi vi phạm phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Như vậy, được phép hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép bằng cách đề nghị cấp giấy phép xây dựng, riêng trường hợp đã xây dựng xong thì không hợp thức hóa được.

Xây dựng xong mới xin giấy phép xây dựng được không?

Theo Khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định: “Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Đất đai · Tư vấn luật

Để lại một bình luận