Hiện nay những vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống. Đặc biệt ở những nơi đang có những công trình xây dựng lớn đang thi công. Vậy trong trường hợp xây nhà gây thiệt hại cho nhà hàng xóm có phải bồi thường hay không?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại là một hình thức trong trách nhiệm dân sự nhằm đền bù những tổn hại về tinh thần và vật chất cho bên bị thiệt hại bằng một khoản tiền sau khi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và uy tín của người khác.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể mà không phụ thuộc vào hợp đồng. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này; trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố; những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức bồi thường…; bao gồm:
- Có thiệt hại xảy ra
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
- Lỗi của người gây ra thiệt hại
- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Xây nhà gây thiệt hại cho nhà hàng xóm có phải bồi thường?
Khi đã có thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra cần xác định được thiệt hại đó có đủ điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bối thường thiệt hại hay chưa? Vậy điều kiện đó được xác định như thế nào trong luật dân sự. Như đã nói ở trên thì có 3 điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Căn cứ theo Điều 605 BLDS 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra:
Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Như vậy, xây nhà gây thiệt hại cho nhà hàng xóm có phải bồi thường theo quy định.
Khi nào phải bồi thường?
Có thiệt hại xảy ra
Các loại thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là những tổn thất bao gồm thiệt hại về tài sản; sức khoẻ và tính mạng cho người khác; xảy ra trong thực tế; hoặc chắc chắn xảy ra trong thực tế được xác định.
Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra phát sinh khi có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường, thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu; tức là phải bồi thường thiệt hại dựa trên những quy định của pháp luật đã có. Nếu không có thiệt hại xảy ra trên thực tế; thì không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; mà có thể phát sinh trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hành chính. Như vậy:
-Thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm những tổn thất thiệt hại về tài sản, sức khỏe; tính mạng phải được tồn tại trong thực tế, xảy ra một cách khách quan; và đã được xác định một cách chắc chắn. Việc xác định rằng thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra có chắc chắn hay không; không nhất thiết chỉ những thiệt hại đã xảy ra; và hiện đang đang tồn tại mới được bồi thường mà kể cả những trường hợp tuy chưa xảy ra; mà có cơ sở chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai cũng được xem xét bồi thường.
-Thiệt hại đó phải định giá được bằng tiền; bao gồm những mất mát hư hỏng, hủy hoại về tài sản; nguồn thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút
Có sự kiện gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng
Thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra xuất phát từ nội tại của nhà cửa; công trình xây dựng đó chứ không phải là một hành vi. Ví dụ như công trình xây dựng làm cống thoát nước đang trong quá trính thi công làm lún, nứt tường nhà dân gần đó.
Như vậy thiệt hại xảy ra là do công trình xây dựng đó đã làm ảnh hưởng đến nhà của các hộ dân khu vực đó gây nên lún; nứt xuất phát từ nội tại của công trình đó; chứ không phải do hành vi trực tiếp của con người gây ra.
Là chính bản thân của nhà cửa; công trình xây dựng đó, có thể trước đó đã chịu tác động của con người; tuy nhiên chưa gây ra thiệt hại ngay đó; mà sau đó nó trức tiếp gây ra thiệt hại mà không phải hành vi trực tiếp của con người gây ra khi đó; tuy nhiên đến cuối cũng thì nhà cửa công trình đó lại là nhân tố chính; nguyên nhân chính gây thiệt hại. Điều đó nằm ngoài ý muốn; nằm ngoài dự định của người trước đó đã tác động đến nhà cửa, công trình đó.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố
Khi có thiệt hại xảy ra thì đó là kết quả của việc nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Đó là cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả. Có một nguyên nhân thì sẽ có một kết quả nhất định.
Khi có thiệt hại xảy ra thì tất yếu trước đó; phải có nguyên nhân trước đó rồi xảy ra một quá trình dẫn đến kết quả hiện tại. Nhà cửa bị lún, bị nứt do công trình xây dựng đang thi công bên cạnh; thì tất yếu quá trình thi công của công trình đó đã là nguyên nhân để làm cho nhà cửa bị lún, bị nứt. Mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố là một điều kiện không thể thiếu; và luôn tồn tại khi có thiệt hại xảy ra; đó là một quy luật, đó là một điều tất yếu; nhìn nhận từ kết quả ta luôn nhìn thấy nguyên nhân; mà có nguyên nhân đó thì mới dẫn đến kết quả như thế này.
Tránh rủi ro trong việc thi công khi xây nhà
Liên quan đến việc xây dựng nhà; một số chuyên gia xây dựng cho hay khi xây nhà cao tầng cần tổ chức khảo sát địa chất công trình trước khi thi công với mục đích là thu thập tài liệu về các lớp đất; các đặc trưng kết cấu để làm cơ sở tính toán cấu tạo móng cho phù hợp; và lựa chọn các biện pháp thi công.
Trong giai đoạn xây nhà; chủ nhà cần làm một số công tác đối với hàng xóm, dân cư trong khu vực. Cụ thể, nên sang nói chuyện; xin phép về việc khởi công sắp tới, nhờ họ tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình xây dựng. Đồng thời cũng nên thẳng thắn đề nghị kiểm tra hiện trạng của các căn nhà trong khu vực xung quanh để khi xây dựng; nếu làm ảnh hưởng đến nhà họ (rạn nứt kết cấu, lún sụt nhà…); thì có cơ sở cụ thể để thương lượng bồi thường.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Gây thiệt hại cho doanh nghiệp người lao động phải bồi thường thế nào ?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Xây nhà gây thiệt hại cho nhà hàng xóm có phải bồi thường?
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người có hành vi gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình lân cận sẽ bị xử phạt vi hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định hành vi tổ chức thi công xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình lân cận; gây sụp đổ hoặc có nguy cư gây sụp đổ công trình lân cận nhưng chưa gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu xây nhà ở tại nông thôn.
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu xây nhà ở tại đô thị.
Trong trường hợp này người bị thiệt hại cần có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình để đề nghị bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự 2015.
Sau khi tiến hành hoà giải không thành, các bên có thể khởi kiện đến Tòa án.
Ranh giới đất giữa các bất động sản được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác định theo tập quán hoặc ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Đồng thời, người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.