Xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn?

07/12/2022
Xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn?
397
Views

Để an toàn và được phép tồn tại, xây dựng thì nhà ở, công trình xây dựng sẽ cần đảm bảo những khoảng cách nhất định đối với đường dây điện trên không. Vậy hiện nay khi xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn? Và khi xây nhà ở nông thôn cần tuân thủ những quy định gì là vấn đề được quan tâm nhiều đến hiện nay. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (một số nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP), nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

Điều kiện 1: Tường bao, mới lợp phải làm bằng vật liệu không cháy.

Điều kiện 2: Không gây cản trở đường ra vào để bảo dưỡng, kiểm tra, thay thế các bộ phận của đường dây.

Điều kiện 3: Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình xây dựng đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện ápĐến 35 kV110 kV220 kV
Khoảng cách3.0 m4.0 m6.0 m

Điều kiện 4: Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 01 mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 01 mét.

Điều kiện 5: Riêng với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng 04 điều kiện trên thì các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình xây dựng còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

Như vậy, tùy thuộc vào diện áp của dây dẫn điện mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến đường dây dẫn điện là khác nhau (xem tại bảng trên). Khoảng cách này được tính từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở đến đường dây dẫn điện gần nhất khi chúng ở trạng thái võng cực đại (võng lớn nhất).

Quy định kỹ thuật nối đất của kết cấu kim loại

Điều 11, 12, 13, 14 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 220 kv trở lên để phòng tránh nhiễm điện như sau:

* Đối tượng phải nối đất

– Nhà ở, công trình có mái làm bằng kim loại cách điện với đất thì nối đất mái (phần mái phải nối đất), riêng các kết cấu kim loại nằm dưới mái không phải nối đất.

– Nhà ở, công trình có mái không làm bằng kim loại thì nối đất tất cả các kết cấu kim loại cách điện với đất như tường bao, vách, dầm, xà, vì kèo, khung cửa.

– Nối đất các kết cấu kim loại cách điện với đất ở bên ngoài nhà ở, công trình như tấm tôn, tấm tôn, ăng ten ti vi, dây phơi.

* Phạm vi nối đất

Phạm vi nối đất sẽ chỉ rõ nhà ở, công trình nào phải nối đất để bảo đảm an toàn. Tùy vào cấp độ điện áp mà phạm vi nối đất cũng có sự khác nhau, cụ thể:

– Đối với cấp điện áp 220 kV: Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 25 mét tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.

Xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn?
Xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn?

– Đối với cấp điện áp 500 kV: Liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 60 mét tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.

* Kỹ thuật nối đất

– Về cọc tiếp đất:

Cọc tiếp đất phải bảo đảm các quy định sau đây:

+ Được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc bằng thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn (40 x 40 x 4) mm.

+ Chiều dài phần chôn trong đất của cọc tiếp đất ít nhất là 0.8 m (theo phương thẳng đứng), một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất (cao không quá 0.15 m).

+ Cọc tiếp đất đặt ở nơi không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất.

+ Tại những nơi dễ bị ăn mòn thì phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.

– Về dây nối đất:

+ Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 06 mm hoặc bằng thép dẹt kích thước không nhỏ hơn (24 x 4) mm và phải có biện pháp chống ăn mòn hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2.

+ Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.

Lưu ý: Đối với nhà ở, công trình đã có nối đất an toàn đang sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc hàn.

* Trách nhiệm nối đất

– Đối với nhà ở, công trình có trước khi xây dựng công trình lưới điện cao áp thì người chịu mọi chi phí và lắp đặt hệ thống nối đất là chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.

– Đối với nhà ở, công trình có sau công trình lưới điện cao áp thì chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình sẽ phải tự lắp đặt hệ thống nối đất hoặc đề nghị đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lắp đặt hệ thống nối đất và chịu mọi chi phí.

Quy định về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn như thế nào?

Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các trường hợp nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn được miễn giấy phép xây dựng như sau:

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.”

Căn cứ vào quy định trên, trường hợp được miễn, phải có giấy phép xây dựng như sau:

Miễn giấy phép xây dựngPhải có giấy phép xây dựng
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệtNhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năngNhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa
Công trình xây dựng cấp IVNhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về mức giá đất bồi thường khi thu hồi đất hiện nay… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Điện cao thế là mức điện nào?

Điện cao thế được biết đến là những nguồn điện có mức điện áp trên 35KV. Trong khi đó, ở Việt Nam đang sử dụng các mức điện áp chính là 110KV, 220KV, 500KV. Dây điện cao thế là loại dây trần được lắp đặt cùng với cột điện bê tông ly tâm hoặc cột tháp bằng sắt rất cao. Đồng thời, dây cũng được kết nối với cột điện bằng các chuỗi sứ cách điện, đảm bảo đúng yêu cầu về an toàn. 

Dây điện cao thế làm bằng gì?

Hiện nay, dây điện cao thế được làm bằng nhôm có độ bền, có khả năng dẫn điện tốt. 

Điện cao thế có hút người không?

Đây là hiện tượng phóng điện, đường dây cao thế bị nhiễm từ trường dưới đường dây cao thế. Khi người đứng cạnh đường dây cao thế có thể sẽ trở thành vật dẫn. Với dòng điện cao hơn sẽ xuất hiện hiện tượng phóng điện và gây nguy hiểm cho con người. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.