Xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan phạt như thế nào? Có truy cứu TNHS với hành vi xâm phạm quyền tác giả? Mạo danh người khác để chiếm đoạt quyền tác giả có đi tù không? Hiên nay, dư luận đang rất quan tâm đến vụ việc một Công ty kinh doanh dịch vụ giải trí lợi dụng content ID đến “hớt tay trên” quyền sở hữu của người khác. Lợi dụng nền tảng số youtube để “đánh bậy” quyền sở hữu của người khác trong đó có ca khúc “Quốc ca”. Vậy hành vi xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tìm hiểm về quyền tác giả và quyền liên quan
Để xem xét về hành vi Xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan phạt như thế nào? ta cần hiểu về quy định pháp luật về Quyền tác giả, quyền liên quan.
Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giải đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân gồm các quyền sau:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa; cắt xén; xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản gồm các quyền sau:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến; vô tuyến; mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền nhân thân tác phẩm là bất khả xâm phạm; Quyền tài sản khi tổ chức, cá nhân khác khai thác; sử dụng một; một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền tác giả và quyền liên quan được bảo hộ khi xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan phạt như thế nào?
Quyền liên quan
Quyền liên quan là quyền đối với cuộc biểu diễn; bản ghi âm; ghi hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không xin phép mà trả tiền thù lao; cụ thể sau:
– Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm; ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ; quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
– Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Khi sử dụng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn; bản ghi âm; ghi hình; chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm; ghi hình; tổ chức phát sóng.
Xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan phạt như thế nào?
Với các hành vi Xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan phạt như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra nhiều tuần này. Và hành vi này phải chịu các trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm hành chính
Theo Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt hành vi sử dụng bản ghi âm; ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại; cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm; ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong nhà hàng; cơ sở lưu trú du lịch; cửa hàng; siêu thị mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Sử dụng bản ghi âm; ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định;
– Sử dụng bản ghi âm; ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong lĩnh vực hàng không; giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu theo quy định.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm; ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; dịch vụ bưu chính viễn thông; môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.
Ngoài ra, buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm; ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi trên.
Trách nhiệm dân sự
Theo Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005; Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối; đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 và Luật sữa đổi, bổ sung 2017 quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
Khoản 4 Điều 225 BLHS2015 Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 225 BLHS với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “ Xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan phạt như thế nào?”. Nếu có thắc mắc cần tư vấn bạn có thể liên hệ hotline 0833102102.
Bài viết liên quan
- Xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
- Có được quảng cáo so sánh với các sản phẩm khác?
Câu hỏi thường gặp