Thế nào là sinh con bằng biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản? Xác định cha mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản? Hậu quả pháp lý của việc sinh con bằng biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Thực tế; có hàng triệu cặp vợ chồng có nhu cầu sinh con nhưng chưa thể thực hiện được mơ ước của mình. Khi nền y học thế giới nói chung; y học nước nhà nói riêng ngày càng phát triển thì mong ước được làm cha; làm mẹ của một số cặp vợ chồng hiếm muộn đã trở thành hiện thực; bởi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời. Vậy việc xác định cha mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thế nào? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Thế nào là sinh con bằng biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quy định tại Khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Trong đó, Thụ tinh nhân tạo là thụ tinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung; được tiến hành bằng cách chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng; sau đó bơm vào buồng tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP giải thích: “Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”.
Điều kiện để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: “Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; …”. Như vậy, pháp luật cho phép áp dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong hai trường hợp:
– Đối với cặp vợ chồng vô sinh: Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này; “Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần; không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai”. Các nguyên nhân dẫn đến vô sinh có thể xuất phát từ người đàn ông; và cũng có thể xuất phát từ người phụ nữ. Vô sinh có thể là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con; cũng có thể là đã từng có con; nhưng sau đó mất khả năng này.
– Đối với phụ nữ độc thân: Khoản 6 Điều 2 Nghị định này quy định: “Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Nghĩa là; tại thời điểm đó; người phụ nữ không có quan hệ hôn nhân với bất kỳ ai. Mặc dù không muốn bị ràng buộc bởi hôn nhân; nhưng họ vẫn muốn có một đứa con để yêu thương; chăm sóc; đó cũng là một trong những lý do dẫn đến người phụ nữ lựa chọn phương pháp này.
Xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Thứ nhất, xác định cha mẹ đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh
Theo quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”
Đối chiếu với quy định tại Điều 88, Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.
Từ quy định trên ta có thể lý giải; trường hợp vợ chồng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dẫn đến người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì đứa trẻ sinh ra là con chung vợ chồng. Quan hệ mẹ – con được mặc nhiên xác lập qua sự kiện sinh đẻ; còn quan hệ cha con được xác lập thông qua sự kiện thụ thai giữa cha mẹ của đứa trẻ.
Tuy nhiên; đối với việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; việc thụ thai phải được diễn ra trong thời kỳ hôn nhân.
Vì thế; quy định căn cứ vào sự thừa nhận của cha; mẹ cụ thể: Trong trường hợp đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà việc người vợ có thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lại trước thời kỳ hôn nhân thì không được áp dụng. Tương tự; quy định: Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung; cũng không được áp dụng.
Ngoài ra; trong trường hợp sau khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; hôn nhân của vợ chồng bị chấm dứt thì con được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên; đối với trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; việc mang thai không hoàn toàn chịu sự cho phối của tự nhiên mà còn phụ thuộc vào ý chí của vợ chồng trong cặp vợ chồng vô sinh; vào điều kiện thích hợp theo sự chỉ định của sở y tế.
Thứ hai, xác định cha mẹ đối với phụ nữ độc thân
Trường hợp này được áp dụng đối với những người phụ nữ không xác lập quan hệ hôn nhân; nhưng mong muốn có con.
Theo đó; việc xác định cha mẹ trong trường hợp này được Luật quy định cụ thể. Theo khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”. Tức là; người phụ nữ độc thân này đương nhiên là mẹ của đứa trẻ được sinh ra đó.
Thứ ba, xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thực tế; mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã mở ra cơ hội được làm cha; làm mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên việc mang thai hộ phải đáp ứng các quy định của pháp luật cả về tính tự nguyện; về chủ thể (cả người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ) và các biện pháp kỹ thuật y học.
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện; không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm; sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.
Việc xác định cha mẹ đối với trường hợp này được ghi nhận cụ thể tại Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; không làm phát sinh mối quan hệ cha; mẹ; con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra.
Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha; mẹ; con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp;
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ; con đã chết và trường hợp có yêu cầu việc xác định cha, mẹ; con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người chết có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người đã yêu cầu chết.
Quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ; con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Hậu quả pháp lý của việc sinh con bằng biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Thứ nhất, Quan hệ giữa cặp vợ chồng vô sinh với đứa trẻ
Đối với cặp vợ; chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì căn cứ xác định cha; mẹ; con được xác định trên nguyên tắc suy đoán pháp lý. Đó là căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh; hôn nhân chấm dứt nhưng trong thời hạn 300 ngày đứa trẻ được sinh ra cũng sẽ là con của cặp vợ chồng.
Pháp luật quy định thời hạn xác định cha; mẹ; con trong trường hợp này giúp xác nhận đứa trẻ là con của cặp vợ chồng trong thời kỹ hôn nhân hợp pháp đã sinh ra hoặc đang mang thai đều sẽ là con chung và cả cha và mẹ; đều có trác nhiệm chăm sóc đứa trẻ.
Khoảng thời gian 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân để xác định con chung là phù hợp: với chu trình sinh sản tự nhiên của con người; nhìn chung phù hợp với quyền và lợi ích của đứa trẻ; người vợ và người chồng. Đó là việc xác định theo quá trình sinh sản tự nhiên còn trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản còn một số khác biệt hơn.
Đối với phụ nữ độc thân
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”.
Theo đó; người phụ nữ sống độc thân đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Pháp luật hiện hành ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác; còn cho phép họ được nhận phôi trong trường hợp họ không có noãn; hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn thân được phép nhận phôi thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật. Bởi khi người phụ nữ độc thân khát khao được làm mẹ; nhưng do không có noãn hay noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai. Do vậy; dù có nhận tinh trùng của người khác thì họ cũng không thể thụ thai được nên lúc này họ có thể nhận phôi để được sinh con.
Những điểm tích cực xác định cha, mẹ; con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo Luật HN&GĐ.
Thứ nhất
Theo khoản 1 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; cũng xuất phát từ nguyên tắc chung đó là xác định cha; mẹ; con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp. Quy định này nhằm đảm bảo mọi quyền lợi cho cặp vợ chồng; người phụ nữ độc thân và đặc biệt là đứa trẻ. Đối với trường hợp người phụ nữ độc thân khi sinh con thì áp dụng tương tự như trường hợp xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp; trong trường hợp này chỉ có quan hệ giữa mẹ và con.
Thứ hai
Khoản 2 Điều 93; Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “ Trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”. Pháp luật hiện nay ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác; còn cho phép họ được nhận phôi trong trường hợp họ không có noãn; hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn thân được phép nhận phôi thể hiện được tính chất nhân đạo của pháp luật.
Thứ ba
Theo khoản 3 Điều 93; Luật HN&GĐ năm 2004 còn quy định: “Việc sinh con kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ; con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra”.
Lý do mà pháp luật quy định như vậy xuất phát từ việc chính cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân là người đem lại sự sống cho đứa trẻ; và họ cũng là người mong muốn có đứa trẻ chứ không phải là người cho tinh trùng; cho noãn; cho phôi. Quy định trên cũng nhằm tránh những tranh chấp về quan hệ cha; m; con của các chủ thể liên quan, là cơ sở đảm bảo ổn định mối quan hệ cha, mẹ, con, giúp cặp vợ chồng; người phụ nữ độc thân yên tâm nuôi dạy đứa trẻ trong điều kiện tốt nhất.
Thứ tư
Việc phổ biến sinh con theo phương pháp khoa học sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng “mang thai hộ, đẻ thuê” đang diễn ra rất phổ biến; và là một trong những vấn đề nóng hổi; đáng bàn luận hiện nay. Một tình trạng đang bị xã hội ra sức phản đối bởi tính vô đạo; vi phạm đạo đức nghiêm trọng của nó. Ngoài một số ưu điểm của việc sinh sản theo phương pháp khoa học mà đã nêu ở trên; thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến chúng ta phải ngày một phổ biến; lan rộng trong toàn dân phương pháp sinh sản theo phương pháp khoa học.
Thứ năm
Khi các cặp vợ chồng thực hiện việc sinh con theo đúng quy định pháp luật thì quyền lợi pháp lý của họ được pháp luật đảm bảo và bảo vệ bởi quyền lực của mình. Việc này giúp các cặp vợ chồng vô sinh; hiếm muộn cảm thấy yên tâm trong vấn đề sinh con, thực hiện quyền làm cha, làm mẹ của mình như bao cặp vợ chồng bình thường khác.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Chồng có được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con hay không?
- Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con được quy định thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Xác định cha mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp:
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản; theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
+ Thời gian hưởng chế độ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
* Trường hợp vợ sinh mổ được hưởng chế độ theo quy định theo quy định về hướng dẫn quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội; sẽ được nghỉ thêm 7 ngày.
Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha; mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà; hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Do đó, khai sinh cho trẻ em là việc làm bắt buộc và phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thời gian đăng ký.