Việc xác định con chung của vợ chồng sẽ chỉ ra được ai là chủ thể mang quyền; và nghĩa vụ trong mối quan hệ cha, mẹ, con. Đặc biệt; thông qua việc xác định con sẽ chỉ ra được ai là người có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa trẻ. Đồng thời; việc xác định con chung của vợ chồng tạo nên những mối quan hệ thiêng liêng trong gia đình; từ đó xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể. Vậy xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con như thế nào?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con
Việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa rất thiêng liêng trong việc xác định; hình thành mối quan hệ trong gia đình; góp phần làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng; và các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung. Quan hệ cha – con, mẹ – con được xác lập sẽ đảm bảo cho con cái được chăm sóc; nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, được đảm bảo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời; quan hệ này cũng gắn trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ đối với con cái; và ngược lại.
Xác định cha, mẹ, con nhằm xác thực mối quan hệ cha – con; mẹ – con qua đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này. Chế định xác định cha, mẹ, con tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về nuôi con; cấp dưỡng, thừa kế,… giữa cha, mẹ, con cũng như các thành viên khác trong gia đình nhằm đảm bảo quyền; và lợi ích hợp pháp tốt nhất của họ. Xác định cha, mẹ, con đóng vai trò là yếu tố quyết định tới một số trình tự thủ tục trong tố tụng dân sự. Đồng thời là cơ sở để chứng minh quyền yêu cầu giải quyết vụ việc của mình là có căn cứ và hợp pháp; là cơ sở để Tòa án xác định quyền khởi kiện của các đương sự.
Pháp luật quy định gì về việc xác định cha, mẹ, con?
- Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“ Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.
Có cần cấp dưỡng cho con ngoài giá thú?
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định cha mẹ có quyền nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi dậy con cho đến khi con thành niên đủ 18 tuổi; nếu con đủ 18 mà không có khả năng lao động; thì cha mẹ vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng; hình thức cấp dưỡng được hai bên tự thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có quyền yêu cầu tòa án xác định; tòa án sẽ cân nhắc nhiều to: địa phương nơi người con sinh sống; công việc của cha, mẹ và các yếu tố khác để xác định một mức cấp dưỡng phù hợp.
Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con như thế nào?
Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết; và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Như vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định mọi đứa trẻ đều có quyền có cha có mẹ; và không phụ thuộc vào việc cha mẹ có quan hệ hôn nhân hay không.
Trường hợp hai bên thỏa thuận được với nhau về việc này; thì hai bên cùng ra UBND phường nơi cư trú; để làm thủ tục nhận cha cho con. Thủ tục này có thể được thực hiện cùng với thủ tục khai sinh hoặc thực hiện sau cũng không sao. Hồ sơ cần có:
- Tờ khai nhận con;
- Những tài liệu bằng chứng chứng minh mối quan hệ cha con (kết luận giám định ADN);
- Giấy khai sinh của con
Trường hợp người cha không đồng ý nhận con; thì người mẹ có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xác định cha cho con; cần cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ cha con để tòa án có căn cứ xác định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không kết hôn mà có thai
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– TH1: Xác định cha, mẹ, con khi có tranh chấp. Bao gồm:
– TH2: người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết hoặc người yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết mà người thân thích của họ có yêu cầu.
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình:
“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.”
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp,…(Điều 650). Áp dụng hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (khoản 1 Điều 651). Như vậy con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật.