Vứt bỏ con mới đẻ trong thùng rác, xử lý người mẹ như thế nào?

24/12/2021
Bé trai còn nguyên dây rốn trong thùng rác, xử lý người mẹ như thế nào
995
Views

Khoảng 2 giờ 30′ ngày 15/12, người dân phát hiện tiếng khóc của trẻ con tại thùng rác trên địa bàn ấp 1, xã Phạm Văn Hai nên kiểm tra. Tại đây, người dân phát hiện một bé trai sơ sinh, vứt bỏ con mới đẻ còn nguyên dây rốn được bỏ trong một túi nylon màu đen, không có áo quần, khăn quấn hay bất kỳ gì khác. Bé trai đang được đại diện chính quyền địa phương chăm sóc trong thời gian tìm người thân. Sau đó, người dân đưa bé trai vào trạm y tế xã kiểm tra ban đầu rồi tiếp tục đưa bé lên Bệnh viện Quốc Ánh để thăm khám. Sau đó, UBND xã Phạm Văn Hai đã ra thông báo để cho người nhà tới nhận lại bé. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có ai nhận lại.

Với hành vi như vậy, người mẹ của đứa bé có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Với những thông tin báo chí đăng tải, chúng tôi nhận thấy hành vi bỏ rơi trẻ em mới sinh rất có thể là hành vi phạm tội Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là gì?

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là hành vi xâm phạm đến tính mạng con người (con của người thực hiện hành vi) do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện được quy định trong bộ luật hình sự.

Cấu thành tội phạm của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ khác so với tội giết người ở mặt khách quan do tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh đặc biệt; mà giết hoặc vứt bỏ con đẻ của mình; nếu vì lý do khác mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Ngoài ra còn có dấu hiệu cơ bản là ngoài người mẹ của nạn nhân ra; không ai có thể là chủ thể của tội phạm này.

Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi; thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội giết con mới đẻ là người mẹ trong mối quan hệ với nạn nhân và đang còn trong trạng thái mới sinh con; nghĩa là còn đang trong trạng thái tâm, sinh lý chưa bình thường do ảnh hưởng của việc sinh con. Xác định trạng thái này ở từng trường hợp cụ thể không đơn giản.

Do vậy, các hướng dẫn; giải thích trước đây về dấu hiệu này đều quy định khoảng thời gian 07 ngày sau khi sinh là khoảng thời gian mà người mẹ được coi còn trong trạng thái mới sinh con. BLHS năm 2015 đã xác định nội dung hướng dẫn này là dấu hiệu định tội của tội danh.

Ở sự việc trên; chưa xác định được người mẹ của đứa bé nên giả sử người mẹ đáp ứng đủ năng lực chủ thể

Mặt chủ quan của tội phạm

Hành vi “giết con mới đẻ” thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý như ở tội giết người. Theo quy định của điều luật; việc giết con là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác. Nếu người mẹ thực hiện việc giết con không phải vì động cơ này; như giết con trai mới sinh để trả thù nhà chồng; thì hành vi phạm tội không thuộc tội danh giết con mới đẻ.

Theo khoản 1; khung hình phạt được quy định cho tội giết con mới đẻ là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt này nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội giết người; (Điều 123 BLHS) vì đây là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt do sự hạn chế của mức độ lỗi. Trước hết; chủ thể của tội phạm là người đang trong tình trạng năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi; theo đòi hỏi của xã hội đều bị hạn chế do khách quan; (do sinh con) mà hoàn toàn không có lỗi của họ. Hơn nữa; việc họ phạm tội không xuất phát từ động cơ “xấu” bên trong mà do “áp lực” bên ngoài.

Hành vi của người mẹ có thể xác định là hoàn toàn cố ý.

Khách thể của tội phạm

Giết con mới đẻ là hành vi của người mẹ mới đẻ con ra trong 7 ngày tuổi vì lý do nào đó đã làm con mình bị chết. Vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ mới đẻ con trong 7 ngày tuổi vì lý do nào đó đã bỏ con ở một nơi nào đó; không chăm sóc đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết.

Tội phạm trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người. Ngoài ra, tội phạm còn xâm phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, đó là tình mẫu tử; xâm phạm Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn tham gia.

Hành vi của người mẹ đã xâm phạm đến quyền sống của đứa con.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan

Hành vi này được hiểu là hành vi của người mẹ để đứa trẻ ở nơi xa rời sự chăm sóc của mình.
Hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ; có nội dung tương tự như hành vi khách quan của tội giết người. Đó là hành động hoặc không hành động của người mẹ có khả năng chấm dứt sự sống của đứa con; (còn trong vòng 07 ngày tuổi) như hành động làm ngạt thở hay không hành động không cho bú.

Tội giết con mới đẻ thực hiện bằng hành động như: bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn đứa trẻ… Hành vi nói trên cũng có thể được thực hiện bằng hành động; như người mẹ của đứa trẻ không cho con mình bú sữa vì một nguyên nhân nào đó; không cho con đang ốm uống thuốc dẫn đến đứa trẻ chết.

Hành vi vứt bỏ con mới đẻ thể hiện sau khi đẻ ra người mẹ đã bỏ con mình ở một nơi nào đó như ngoài chợ; bệnh viện, chùa… Đây là trường hợp người mẹ có thái độ tuy không mong muốn đứa trẻ chết; nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
Con mới đẻ là trường hợp đứa trẻ phải chính do người phụ nữ đó đẻ ra; chứ không phải con nuôi và mới sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi trở lại; nếu ngoài 7 ngày tuổi thì không bị coi là phạm tội này.

Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Hậu quả xảy ra đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người mẹ và hậu quả đứa trẻ chết. Nếu người mẹ vứt bỏ đứa trẻ nhưng được người khác phát hiện kịp thời; nên đứa trẻ không chết thì người mẹ không phạm tội này.

Như vậy; hậu quả chết người cũng như quan hệ nhân quả giữa hậu quả này; với hành vi vứt bỏ là các dấu hiệu của tội vứt bỏ con mới đẻ.

Hành vi của người mẹ sẽ bị xử lý như thế nào?

Với hành vi vứt bỏ con của mình; giả sử đứa bé chết do không được phát hiện cứu chữa. Thì người mẹ hoàn toàn phạm tội này.người mẹ hoàn toàn có thể bị xử về tội vứt bỏ con mới đẻ theo điều 124 BLHS 2015; hình phạt đối với người mẹ được cụ thể tại khoản 2 điều 173 BLHS 2015:

Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu; hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chế; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tuy nhiên với trường hợp này đứa bé còn sống; và được cứu chữa kịp thời’; chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự của người mẹ mà có thể xử phạt hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ các dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Người bỏ con mới đẻ tại dọc đường khiến đứa con chết thì bị truy cứu về tội g iết con mới đẻ hay vứt con mới đẻ?

Theo pháp luật hiện hành, hành vi bỏ con mới đẻ tại dọc đường khiến cho người con bị chết. Mà hành vi bỏ con mới đẻ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa con thì sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ.

Người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống bị xử phạt thế nào?

Theo Nghị định 144/2013/NĐ-CP, Người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

Tội giết con mới đẻ bị xử lý như thế nào?

Trường hợp giết con mới đẻ là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt vì hành vi giết người là do hoàn cảnh đặc biệt đưa lại và hơn nữa người phạm tội đã thực hiện trong tình trạng tâm sinh lí không bình thường, khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế. Do vậy, hình phạt được quy định cho tội phạm này chỉ có một khung hình phạt với mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.