Vượt đèn vàng có bị xử phạt hành chính không?

05/03/2022
Vượt đèn vàng có bị xử phạt hành chính không?
544
Views

Nghị định 100/2019/NĐ-CP hiện nay không quy định lỗi nào là lỗi vượt đèn vàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người vi phạm vẫn có thể bị xử phạt với mức phạt không hề thấp. Câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm rằng vượt đèn vàng có bị xử phạt hành chính không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Khi nào vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt?

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn màu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Bên cạnh đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT) cũng đưa ra những giải thích tương tự.

Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, từ trước đến nay người tham gia giao thông chủ yếu chỉ quan tâm đến hai loại đèn xanh, đỏ mà quên mất việc không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt.

Theo đó, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt, trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, không dừng đèn vàng nếu đã đi quá vạch sơn sẽ không bị phạt.

Song có một điểm khá bất cập khi xử phạt lỗi này là việc đánh giá hành vi vượt đèn vàng trong từng tình huống cụ thể có nguy hiểm hay không lại được trao cho các chủ thể tham gia giao thông. Và trên thực tế thì nhận thức về pháp luật cũng như khả năng nhận biết các tình huống tham gia giao thông của các chủ phương tiện là hoàn toàn khác nhau.

Quy định về việc dừng khi gặp đèn vàng

Mức phạt lỗi vượt đèn vàng mới nhất

Theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng cụ thể như sau:

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Điểm c Khoản 1 Điều 8).

Ô tô, phương tiện tương tự ô tô

Trường hợp vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

Phạt vượt đèn vàng

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo) hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5 và Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000đ và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).

Điều khiển xe ô tô mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Tại Điểm b Khoản 10 và Khoản 11 Điều 5 và Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Bên cạnh đó, hành vi vi phạm trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng và bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ cũng sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng và sẽ bị tạm giữ xe ô tô tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vượt đèn vàng có bị xử phạt hành chính không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng doanh nghiệp; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách lấy giấy chứng nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đèn giao thông là gì?

Đèn giao thông là một thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn. Đây là một thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Nó được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè

Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ là bao nhiêu?

Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được quy định theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.