Vợ không có tên trong sổ đỏ, khi ly hôn có được chia nhà không?

04/03/2023
Vợ không có tên trong sổ đỏ, khi ly hôn có được chia nhà không?
214
Views

Xin chào Luật sư. Tôi và chồng đã kết hôn được 5 năm nhưng nay do bất đồng trong cuộc sống, cả hai đã cố gắng để giữ gìn cuộc hôn nhân này nhưng cảm thấy rằng sẽ không có kết quả nên quyết định sẽ ly hôn để tìm cho nhau một hạnh phúc mới. Tôi thắc mắc pháp luật quy định vợ hay chồng ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn? Đồng thời tôi có thắc mắc về việc chia tài sản khi ly hôn, trước đây khi chung sống tôi và chồng có mua một mảnh đất, tuy nhiên sổ đỏ của mảnh đất này chỉ đứng tên chồng tôi. Vậy nay khi ly hôn thì vợ không có tên trong sổ đỏ, khi ly hôn có được chia nhà không? Mong được luật sư giải đáp thắc mắc, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Vợ hay chồng ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?

Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc đơn phương ly hôn như sau:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, vợ và chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Vợ không có tên trong sổ đỏ, khi ly hôn có được chia nhà không?

Để xác định việc vợ chồng không đứng tên trên sổ đỏ có được chia khi ly hôn không thì cần xem xét sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng.

Trường hợp 1: Sổ đỏ là tài sản chung vợ chồng

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, không phải mọi sổ đỏ đều ghi tên hai vợ chồng nếu đó là tài sản chung. Do đó, để xác định không đứng tên trên sổ đỏ có được chia khi ly hôn không cần xem đó có phải tài sản chung vợ chồng không.

Được coi là tài sản chung vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình:

– Tài sản vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.

– Thu nhập của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân từ lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.

– Thu nhập hợp pháp khác: Tiền thưởng, tiền trúng xổ số, tiền trợ cấp; tài sản được xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, bị chìm đắm, bị đánh rơi, bị bỏ quên hoặc gia súc, gia cầm bị thất lạc… theo Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

– Tài sản vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung.

Vợ không có tên trong sổ đỏ, khi ly hôn có được chia nhà không?
Vợ không có tên trong sổ đỏ, khi ly hôn có được chia nhà không?

– Tài sản do vợ chồng thoả thuận đó là tài sản chung vợ chồng kể cả đó là tài sản riêng của vợ chồng có trước, trong thời kỳ hôn nhân.

Đặc biệt, theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo quy định này, tài sản chung vợ chồng còn gồm có tài sản tranh chấp nhưng không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của mỗi bên.

Đồng nghĩa, người đứng tên trong sổ đỏ muốn được pháp luật công nhận đó là tài sản riêng của mình thì bắt buộc phải chứng minh nếu không chứng minh được thì tài sản đó là tài sản chung của vợ, chồng.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp được xác định là tài sản chung vợ chồng, dù chỉ đứng tên một mình vợ hoặc một mình chồng trên sổ đỏ thì tài sản đó vẫn được coi là tài sản chung vợ chồng và khi ly hôn bắt buộc phải chia theo thoả thuận hoặc chia đôi theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Trường hợp 2: Sổ đỏ là tài sản riêng của vợ chồng

Tài sản riêng của vợ chồng sẽ do người sở hữu tài sản đó định đoạt. Do đó, nếu nhà đất được xem là tài sản riêng vợ chồng thì khi ly hôn, người còn lại sẽ không được chia.

Được xem là tài sản riêng vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

– Tài sản mỗi người trong vợ, chồng có được trước khi kết hôn: Mua bán, được tặng cho, thừa kế…

– Tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

– Tài sản riêng được chia khi phân chia tài sản chung vợ chồng.

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài sản khác gồm quyền tài sản về sở hữu trí tuệ, tài sản vợ chồng được xác lập riêng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Toà án; trợ cấp, ưu đãi về người có công với cách mạng…

Do đó, nếu sổ đỏ đứng tên một người và đây được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì không đứng tên trên sổ đỏ trong trường hợp này sẽ không được chia khi ly hôn.

Khi ly hôn thì tòa án phân chia tài sản chung theo hướng nào?

Căn cứ theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Bên cạnh đó tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau:

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào yêu cầu của các bên khi ly hôn để làm căn cứ phân chia tài sản chung.

Nếu một bên có yêu cầu cụ thể, một bên không thì đương nhiên Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu cụ thể của một bên trừ trường hợp xét thấy cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Vợ không có tên trong sổ đỏ, khi ly hôn có được chia nhà không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn soạn thảo mẫu đặt cọc mua bán nhà đất viết tay hợp pháp, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Có bắt buộc phải thoả thuận phân chia tài sản khi ly hôn hay không?

Câu trả lời là KHÔNG. Vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng. Tòa án chỉ giải quyết khi một trong hai bên có yêu cầu phân chia và không thỏa thuận được với nhau về tài sản. Tuy nhiên, các bên nên tự thỏa thuận phân chia tài sản để tiết kiệm được tiền án phí, rút ngắn được thời gian giải quyết vụ việc ly hôn tại tòa án. Chỉ nên phân chia khi các bên không thể thỏa thuận được với nhau về cách thức phân chia.

Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như thế nào?

Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
+ Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
+ Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định trên;
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
+ Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Đã ly hôn nhiều năm, có được quay lại đòi phân chia tài sản hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, vợ, chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có phân chia tài sản chung vợ, chồng.
Nếu không thỏa thuận được và có yêu cầu gửi Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hay theo luật định.
Do đó, việc phân chia tài sản chung vợ chồng là quyền của hai người. Hai người có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, nếu có yêu cầu, dù là khi đã ly hôn nhiều năm thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.