Chào Luật sư, tôi và chồng tôi vì một số lý do đã không có tên chung trong sổ hộ khẩu. Chúng tôi vừa định mua một mảnh đất ở gần chợ để buôn bán kinh doanh. Tuy nhiên tôi không biết trong trường hợp này vợ chồng tôi có làm sổ đỏ được hay không? Vợ chồng không chung hộ khẩu có làm sổ đỏ được không? Nếu không thì cần phải làm gì để làm sổ đỏ được? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cản ơn Luật sư.
Việc một cá nhân có tên trên sổ đỏ thể hiện cá nhân đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trên sổ. Chính vì vậy, đối với mối quan hệ vợ chồng, thì vấn đề ghi tên ai lên sổ đỏ được khá nhiều người quan tâm. Vợ chồng không chung hộ khẩu có làm sổ đỏ được không? Để giải đáp thắc mắc trên, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tài sản riêng của vợ hoặc chồng quy định thế nào?
Điều 43, 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
– Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
– Đặc biệt, Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Như vậy, nếu đất đai, nhà cửa… được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì bên còn lại không có quyền sử dụng, quyền sở hữu nếu không có thoả thuận nào khác.
Chính vì lẽ đó, đất đai, nhà cửa… là tài sản riêng của ai thì chỉ người đó có tên trên sổ đỏ (nếu như không có thoả thuận khác, ví dụ tài sản riêng của vợ nhưng vợ chồng thoả thuận nhập thành tài sản chung).
Tài sản chung của vợ, chồng được quy định thế nào?
Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
– Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 thì:
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Như vậy, nếu đất đai , nhà cửa… là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc trên sổ đỏ sẽ ghi tên cả vợ và chồng, trừ khi hai bên có thoả thuận ghi tên một người.
Vợ chồng không chung hộ khẩu có làm sổ đỏ được không?
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Thủ tục làm sổ đỏ khi vợ chồng không chung hộ khẩu
Thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất khi vợ chồng không chung hộ khẩu
Việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải thực hiện đúng về các trình tự thủ tục và phải được nộp đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ nộp cho văn phòng đăng ký đất đai, cứ khoản 2 điều 9 thông tư 24/2014/TT-BTNMT bộ hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng mua bán bất động sản, chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã công chứng, chứng thực;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc;
- Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ nhân thân của các bên: chứng minh thư nhân thân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân,…
Bước 2. Căn cứ điều 70 nghị định 43/2014/NĐ-CP văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau khi nhận được hồ sơ:
- Gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để xác nhận và công khai kết quả kiểm tra trong 15 ngày;
- Trích lục bản đồ địa chính;
- Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện Cấp giấy chứng nhận vào đơn đăng ký;
Bước 3. UBND cấp huyện hủy thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ.
Bước 4. Trao giấy chứng nhận cho bố mẹ bạn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chia thừa kế khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình
- Xây nhà trên đất không có sổ đỏ có được không?
- Điều kiện sang tên sổ đỏ theo quy định pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Vợ chồng không chung hộ khẩu có làm sổ đỏ được không?. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký hộ kinh doanh; đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 205 BLDS; 1 người có thể đứng tên không có giới hạn. Tuy nhiên; việc sở hữu đứng tên nhiều bất động sản là đất đai phải đảm bảo nằm trong hạn mức sử dụng đất theo quy định của UBND tỉnh tại thời điểm sở hữu đất đai. Nếu sở hữu tổng diện tích đất vượt quá hạn mức sử dụng đất tại một tỉnh; thì sẽ không được đứng tên sổ đỏ thêm phần đất vượt hạn mức tại tình đó. Tuy nhiên; nếu vượt hạn mức sử dụng đất tại tỉnh này vẫn có thể mua; nhận thừa kế… là đứng tên sổ đỏ ở các tỉnh/thành phố khác chưa vượt hạn mức.
Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;
Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Mua bán giữa người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng
2. Người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, một thửa đất