Viên chức là những cá nhân làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương cùng với những chế độ khác theo quy định pháp luật. Viên chức có thâm niên làm việc càng lâu thì lương càng cao cũng như viên chức đó sẽ được hưởng nhiều chế độ hơn. Để trở thành viên chức, cá nhân đó cũng phải đáp ứng những điều kiện luật định để đăng ký dự thi cũng như đủ điều kiện trúng tuyển. Vậy viên chức có được thi công chức không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 138/2020/NĐ-CP
Viên chức có được thi công chức không?
Viên chức có được thi công chức không là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo quy định pháp luật, để trở thành công chức hay viên chức thì cá nhân dự tuyển phải đáp ứng những điều kiện luật định khi đăng ký dự tuyển. Dưới đây là quy định pháp luật giải đáp thắc mắc viên chức có được thi công chức trong thời gian vẫn còn là viên chức hay không.
Hiện nay, việc tuyển dụng công chức bao gồm tuyển dụng công chức cấp xã, huyện, trung ương,.. được quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư 03 năm 2019 của Bộ Nội vụ.
Theo Điều 37 Luật hiện hành, có 02 cách để được tuyển dụng công chức: Thi tuyển và xét tuyển. Trong đó, việc xét tuyển chỉ được thực hiện với người có đủ điều kiện làm công chức và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo…đặc biệt khó khăn.
Từ 01/7/2020, khi Luật sửa đổi có hiệu lực thì bổ sung thêm các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng gồm:
- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;
- Người học theo chế độ cử tuyển của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương cử đi học.
Khoản 3 Điều 37 cũng bổ sung thêm trường hợp người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận không qua thi tuyển gồm:
- Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân…
Trong đó, trường hợp viên chức được tuyển dụng vào công chức được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019 sửa đổi Điều 7 Thông tư 13/2010/TT-BNV:
Viên chức đã có thời gian làm viên chức từ đủ 05 năm (60 tháng) trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng (không kể thời gian tập sự), làm việc ở vị trí yêu cầu trình độ đại học trở lên thì được đặc cách tuyển dụng công chức.
Như vậy, theo quy định trên, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thể chuyển sang công chức nếu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật và phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.
Viên chức có được thi viên chức ở tỉnh khác không?
Ngoài thắc mắc về vấn đề viên chức có được thi công chức không thì có nhiều bạn đọc thắc mắc viên chức có được thi viên chức ở tỉnh khác không. Theo quy định pháp luật, một viên chức có thể thi viên chức ở tỉnh khác. Tuy nhiên, viên chức này phải đáp ứng những điều kiện luật định và không thuộc những trường hợp cấm đăng ký dự tuyển viên chức.
Theo khoản 2 Điều 22 Luật Viên chức đang có hiệu lực, chỉ có 02 trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức gồm:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; Đang bị áp dụng các biên pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Như vậy, việc đang là viên chức không phải là một trong những trường hợp bị cấm dự tuyển viên chức nêu trên. Do đó, nếu đã là viên chức thì hoàn toàn có quyền đăng ký thi viên chức ở tỉnh khác. Tuy nhiên, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 22 Luật Viên chức:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú ở Việt Nam;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn đăng ký dự tuyển;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ…
Tóm lại, đang là viên chức vẫn có thể được tuyển dụng vào công chức và ứng tuyển vào chức danh viên chức ở địa phương khác.
Hồ sơ đề nghị tiếp nhận viên chức vào sang công chức
Khi đã đáp ứng những điều kiện về việc chuyển từ viên chức sang công chức, viên chức phải chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan, đơn vị công tác để được tiếp nhận. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về hồ sơ đề nghị tiếp nhận viên chức vào sang công chức.
Theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP, hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức gồm:
- Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Viên chức có được thi công chức không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý như đơn xin làm sổ đỏ,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Tinh giản biên chế có được hưởng lương hưu không?
- Hợp đồng không xác định thời hạn và biên chế là gì?
- Đối tượng tinh giản biên chế năm 2022 theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể, tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019, Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức nếu thỏa điều kiện dưới đây:
– Phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)
– Làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.
– Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian 05 năm công tác trở lên làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển được tính kể từ khi có được tuyển dụng và được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP, xếp ngạch, bậc lương đối với người được tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc như sau:
Trường hợp người được tiếp nhận vào làm công chức, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì:
Thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức (nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn) ở trình độ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận.
Việc xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định hiện hành.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về công chức như sau:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:
“Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, bạn thấy rằng giữa công chức và viên chức có điểm giống nhau là đều phải là công dân Việt Nam thì mới được làm viên chức và công chức. Tuy nhiên công chức và viên chức lại khác nhau ở hình thức tuyển dụng.
+ Đối với công chức thì sẽ được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và một số cơ quan đơn vị khác.
+ Ngược lại đối với viên chức thì được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc và được hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập đó.