Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

30/10/2021
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp
751
Views

Nước ta đang trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư; do đó có nhiều lợi thế để đầu tư thành lập doanh nghiệp thu lợi nhuận. Vậy, có phải bất kỳ ai cũng được thành lập doanh nghiệp? Viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không? Hay tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Nội dung tư vấn

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Về chủ thể

Những đối tượng sau sẽ không được thành lập doanh nghiệp, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, công nhân, viên chức thuộc đơn vị Quận đội, Công an. Trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản 2014; Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Như vậy nếu nằm ngoài các nhóm đối tượng trên thì hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp.

Về hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên góp vốn là cá nhân, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và văn bản ủy quyền cho người đại diện quản lý phần vốn góp đối với tổ chức.

Về vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ: Không bắt buộc số vốn tối thiểu và tối đa và số vốn này được ghi trong điều lệ công ty. Vì vậy có thể đăng ký vốn điều lệ tùy theo hoạt động và quy mô của công ty.

Vốn pháp định: Đối với từng ngành nghề mà mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thì thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký công ty.

Về tên của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là một yếu tố cực kỳ quan trọng; bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh để hoạt động hợp pháp.

Cụ thể các điều kiện về tên của công ty khi thành lập công ty, doanh nghiệp như là tên doanh nghiệp; những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; tên trùng và tên gây nhầm lẫn.

Về trụ sở chính

Doanh nghiệp không được đặt trụ sở của mình ở trong nhà chung cư hoặc nhà tập thể cao tầng. Nếu trụ sở đặt ở trong khu văn phòng của các tòa nhà; thì phải có chức năng kinh doanh, và khi nộp hồ sơ thành lập phải nộp kèm theo hồ sơ các giấy tờ chứng minh chức năng văn phòng đó.

Về ngành, nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải đáp ứng:

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Viên chức không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật cũng tạo điều kiện cho phép viên chức có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể:

Đối với công ty cổ phần, viên chức được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; thì viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.

Đối với công ty hợp danh thì viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.

Viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp nhằm bảo đảm sự minh bạch, khách quan, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Viên chức là người làm việc trong cơ quan, đơn vị Nhà nước. Sẽ ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra, hoạt động để thu lợi bất chính.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là bài viết Viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không? của Luật sư 247

Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý và bảo mật thông tin khách hàng 100%. ; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý của chúng tôi.

Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư 247 ; hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở chính thực hiện các hoạt động sản kinh doanh; vì mục đích lợi nhuận hoặc vì mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

Thành lập doanh nghiệp qua mạng có được không?

Ngoài hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh; nếu không thể trực tiếp thì có thể nộp hồ sơ qua mạng bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm nhứng giấy tờ gì?

Khi thành lập hộ kinh doanh cần những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh.
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp như: sổ đỏ; giấy tờ thuê mượn…
– Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp mất bao lâu?

Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với như cầu, nguyện vọng của chủ doanh nghiệp. Bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ được nhận GCN Đăng ký kinh doanh. Sau đó, hoàn tất một số thủ tục khác như: mở tài khoản; đăng ký mã số thuế…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận