Việc tham gia BHXH tự nguyện có áp dụng cho người nước ngoài không?

30/11/2021
Việc tham gia BHXH tự nguyện có áp dụng cho người nước ngoài không?
565
Views

Lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam hiện nay rất nhiều. Và họ cũng cần có bảo hiểm xã hội để đảm bảo cho hoạt động sống và làm việc tại đây. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Nếu không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, người nước ngoài có được tham gia BHXH tự nguyện không? Việc tham gia BHXH tự nguyện có áp dụng cho người nước ngoài không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 143/2018/NĐ-CP

Luật BHXH năm 2014

Nội dung tư vấn

Khái niệm về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế; hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm; hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội gồm có 2 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc; và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Căn cứ theo Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014 khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc được hiểu như sau:

“Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia”

Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho những đối tượng nhất định theo quy định của Pháp luật. Trong đó người tham gia BHXH bắt buộc sẽ phải tuân thủ các quy định chung về mức đóng, phương thức và thời gian đóng để được hưởng các chế độ BHXH… theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội có mấy loại?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng 5 chế độ cơ bản, cụ thể là: Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.

So với người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc có thêm 3 chế độ là chế độ ốm đau; thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể trong các văn bản Pháp luật. Tỷ lệ đóng vào các quỹ BHXH sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp hơn với thực tại nền kinh tế xã hội.

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Viên chức, người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại và suy giảm khả năng lao động từ 5% do bệnh nói trên.

Đối với chế độ tai nạn lao động

Hồ sơ bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

– Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Đối với chế độ bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.

– Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

Việc tham gia BHXH tự nguyện có áp dụng cho người nước ngoài không?

Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 đã quy định về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như sau:

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, chỉ cần là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên mà không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì đều được tham gia BHXH tự nguyện.

Như vậy, với quy định nêu trên, người nước ngoài không thuộc đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện.

Do đó, nếu muốn hưởng lương hưu tại Việt Nam, người lao động nước ngoài không thể tự tham gia BHXH tự nguyện mà phải thuộc các đối tượng đóng BHXH bắt buộc.

Căn cứ khoản 1 Điều 9 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, từ năm 2022, người nước ngoài sẽ được giải quyết hưởng lương hưu khi đó đủ các điều kiện sau:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định:

+ Lao động nam nghỉ hưu năm 2021 phải từ đủ 60 tuổi 03 tháng.

+ Lao động nữ nghỉ hưu năm 2021 phải từ đủ 55 tuổi 04 tháng.

– Đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Việc tham gia BHXH tự nguyện có áp dụng cho người nước ngoài không?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Câu hỏi liên quan

Các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm?

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

Trường hợp cả hai vợ chồng cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà người vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì như thế nào?

Trường hợp cả hai vợ chồng cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà người vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người chồng đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 tháng lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Hồ sơ hưởng lương hưu, bao gồm?

– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
– Đơn đề nghị theo mẫu;
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu do bị nhiễm HIV/AIDS.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận