Việc chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa đó không?

24/08/2022
Việc chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa đó không?
410
Views

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các thương nhân thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi mua bán hàng hóa, tùy thuộc vào đối tượng, thời gian cũng như thị trường mà thương nhân có thể lựa chọn phương thức phù hợp. Trong đó có đại lý thương mại. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc việc chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa đó không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Đại lý thương mại là gì ?

Theo quy định tại Điều 166 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm đại lý thương mại được quy định cụ thể như sau:

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Việc chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa đó không?
Việc chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa đó không?

Đặc điểm của đại lý thương mại

Đại lý mua bán hàng hoá có những đặc điểm sau:

  • Quan hệ đại lý mua bán hàng hoá phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là bên giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc lả bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là bên nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân.
  • Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giaó kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý. Luật Thương mại năm 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lý sang cả đại lý dịch vụ (như đại lý bảo hiểm, đại lý làm thủ tục hải quan, đại lý internet…) chứ không bó hẹp ở hoạt động đại lý mua bán hàng hoá như quy định tại Luật Thương mại năm 1997 (Điều 166 Luật Thương mại năm 2005).
  • Phạm vi hoạt động là giới hạn hay những lĩnh vực thương mại mà ben đại lý được thực hiện theo sự ủy quyền của bên giao đại lý để giao kết hợp đồng với bên thứ ba.   Luật thương mại 2005  đã  mở rộng phạm vi hoạt động của đại lý thương mại so với Luật thương mại 1997 và các văn bản khác về đại lý. Luật thương mại 2005 quy định đại lý thương mại không chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa nà còn cả cung ứng dịch vụ.
  • Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

 Hình thức đại lý thương mại

Điều 169 Luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức đại lý thương mại được quy định cụ thể như sau:

– Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

– Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

– Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

– Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.

Đại lý thương mại được hưởng thù lao bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 171 Luật thương mại 2005; quy định về thù lao đại lý thương mại như sau:

Thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua; giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng; thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.

Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa; hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng; mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý; thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán; giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận về mức thù lao đại lý; thì mức thù lao được tính như sau:

+ Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

+ Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

+ Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Việc chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa đó không?

Điều 170 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền sở hữu trong đại lý thương mại như sau: Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý.

Căn cứ quy định đã trích dẫn trên đây thì việc chuyển giao tài sản, tiền cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý thương mại không làm mất đi quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa, số tiền đó. Bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa, tiền đã giao cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý thương mại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Việc chuyển giao hàng hóa cho bên đại lý theo hợp đồng đại lý có làm mất quyền sở hữu của bên giao đại lý đối với hàng hóa đó không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Khi hợp đồng đại lý chấm dứt?

Hợp đồng đại lý chấm dứt kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày.

Thanh toán trong hoạt động đại lý được thực hiện thế nào?

Việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt; sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hóa; hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bên giao đại lý chấm dứt hợp đồng có phải bồi thường không?

Nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng; thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.