Vì sao một số người dân chưa nhận được Căn cước công dân?
Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến nay đã có khoảng 53 triệu căn cước công dân được in và trả cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp người dân đăng ký nhưng chưa nhận được căn cước công dân. Về vấn đề này, xin mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề “Vì sao một số người dân chưa nhận được Căn cước công dân?”
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tại sao người dân chưa nhận được căn cước công dân?
Hiện nay, có nhiều trường hợp công dân đăng ký nhưng bị chậm trả căn cước. Điều đó có nhiều lý do như sau:
Thứ nhất là đường đi của thẻ căn cước
Sau khi in xong ở Bộ Công an, có một đơn vị chuyển phát trả thẻ về địa phương là VNpost; chuyển về công an cấp huyện. Khi thẻ về đến công an cấp huyện sẽ có hai hình thức; một là thông qua dịch vụ bưu phát ở địa phương; hoặc chuyển trả về công an cấp xã, phường, thị trấn để thực hiện liên hệ trả thẻ tận nơi cho công dân.
Hiện chúng tôi đã có thông báo đến toàn thể công an cấp địa phương trên cả nước về việc chủ động trả thẻ cho công dân khi nhận thẻ từ Bộ Công an chuyển về. Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu công an các cấp chủ động liên hệ với địa phương; ghi nhận các khó khăn vướng mắc thông qua Zalo, Facebook để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho người dân.
Thứ hai là khai sai lệch thông tin
Khi công dân đi làm căn cước, họ kê khai thông tin bị sai lệch so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; dẫn tới tình trạng hai thông tin không trùng khớp. Do đó phải điều chỉnh lại thông tin. Với những trường hợp này, Bộ Công an khuyến cáo công dân ra trực tiếp công an phường để điều chỉnh thông tin cho phù hợp.
Thứ ba là chưa đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn
Có trường hợp công dân đi làm, nhưng dấu vân tay; hoặc sinh trắc khi cán bộ tiếp nhận lên chưa đủ điều kiện về chuẩn theo hệ thống. Những trường hợp như thế; hoặc vân tay nát thì sẽ yêu cầu phải thu lại.
Trường hợp khác là do quá trình thực hiện công dân đang ở nơi tạm trú. Sau đó công dân lại di chuyển đi nơi khác. Do đó việc liên hệ lại với công dân cũng rất khó khăn.
Bị chậm trả căn cước công dân người dân cần làm gì?
Hiện nay, thực trạng người dân đi làm căn cước công dân gắn chip nhiều tháng chưa được nhận không hiếm. Trong trường hợp đó, công dân có thể liên hệ qua hai cách:
Cách 1
Nhắn tin qua Fanpage Facebook của Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (có dấu tick xanh).
Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư là đơn vị trực tiếp quản trị, vận hành Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân và Hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (trực thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an).
Công dân có thể hỏi thông tin trả thẻ căn cước công dân gắn chip tại Fanpage; email trên để được trả lời nhanh nhất.
Khi nhắn tin, người dân cần cung cấp 5 thông tin cá nhân gồm: danh tính; ngày tháng năm sinh; nơi làm hồ sơ cấp căn cước công dân; ngày làm hồ sơ để cán bộ Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận; tra cứu; phản hồi thông tin.
Cách 2
Công dân liên hệ cơ quan công an cấp huyện; hoặc bưu điện (nếu đăng ký nhận thẻ bằng hình thức chuyển phát) nơi làm hồ sơ căn cước công dân để được cung cấp thông tin về tiến độ in và trả thẻ.
Theo Fanpage “Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư”; sau khi tiếp nhận thông tin thắc mắc về việc trả thẻ căn cước công dân. Những trường hợp chậm trả thẻ do phía Trung tâm chậm phê duyệt hoặc chậm in; cơ quan này sẽ nhanh chóng lập danh sách và in trả trong thời gian nhanh nhất có thể. Danh sách này được cập nhật 2-3 ngày/lần; và chuyển cho bộ phận in thẻ của Trung tâm để giải quyết.
Vì thế, nếu xác định thẻ của mình chậm trả do chưa được in; người dân có thể nhắn tin trực tiếp đến Fanpage để trình bày và được hỗ trợ in thẻ sớm nhất.
Cách 3
Trong quá trình tiếp nhận phản ánh của nhân dân; rất nhiều trường hợp Cục đã trả thẻ từ lâu nhưng người dân chưa nhận được.
Việc này có thể xuất phát từ phía bưu điện hoặc Công an địa phương. Vì thế, sau khi xác nhận thẻ đã được in và trả về địa phương, người dân có thể thực hiện như sau:
Nếu đăng ký nhận thẻ trực tiếp, công dân lên trực tiếp Công an cấp huyện để yêu cầu trả thẻ.
Nếu đăng ký nhận thẻ qua đường bưu điện, người dân gửi email tới cskh@vnpost.vn. Nội dung gửi như sau: Họ tên/SĐT/Số CMND/Địa chỉ/Ngày làm CCCD/Nơi làm. Để có thể được hỗ trợ kiểm tra việc giao nhận thẻ.
Việc sử dụng thẻ gắn chip đã trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Bộ Công an đang tập trung đảm bảo sản xuất nhanh nhất, cung cấp căn cước công dân đến tay người dân sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, tình hình cung ứng chip trên thế giới đang khan hiếm khiến việc sản xuất thẻ bị chậm. Ngoài ra, dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nên tiến độ trả căn cước công dân cũng diễn ra chậm hơn dự kiến.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa
- Các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp.
- Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Vì sao một số người dân chưa nhận được Căn cước công dân? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA vừa trích dẫn ở trên. Người dân có thể đến: Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện nơi bạn đăng ký thường trú để làm thủ tục cấp Căn cước công dân, cụ thể là Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp huyện.
Về giấy tờ, theo điểm b khoản 1 Điều 12 cũng của Thông tư trên.
Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu.
Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được khai trương nhưng chưa đầy đủ dữ liệu, do đó, khi đi làm Căn cước công dân gắn chip, người dân cần mang theo Sổ hộ khẩu.
Ngoài ra, trường hợp đi đổi CMND, Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip thì cần mang theo CMND, Căn cước công dân cũ để cắt góc hoặc giao nộp lại (với CMND 9 số).