Vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại bị xử lý như thế nào?

20/09/2022
Vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại bị xử lý như thế nào?
372
Views

Trong quá trình hội nhập và nền kinh tế thị trường hiện nay, việc xảy ra các tranh chấp thương mại là điều khó tránh khỏi. Khi có tranh chấp xảy ra, khi đấy các hòa giải viên sẽ là bên thứ ba, đứng ra để giải quyết tranh chấp giữa họ. Với nguyên tắc không thiên vị bất kỳ bên nào, hòa giải viên sẽ nỗ lực để giúp quan điểm hai bên gần với nahu hơn. Tuy nhiên, không phải hòa giải viên nào cũng làm đúng chức năng của mình. Vậy Vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Hòa giải viên thương mại là gì

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì hoà giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn

Hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định.

Những hành vi bị cấm đối với hoà giải viên thương mại

Theo Điều 10 Nghị định 22/2017/NĐ-CP nghiêm cấm hoà giải viên thương mại thực hiện các hành vi sau:

– Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

– Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại.

– Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.

– Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại bị xử lý như thế nào?
Vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại bị xử lý như thế nào?

Vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 30 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại bị xử lý như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hoà giải, trừ trường hợp các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

b) Nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận;

c) Hoạt động hòa giải thương mại mà không đủ tiêu chuẩn làm hòa giải viên thương mại;

d) Đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên hoặc đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hoà giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Hòa giải viên thương mại tiết lộ thông tin của khách hàng bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 10 Nghị đinh 22/2017/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại như sau:

1. Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại.

3. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.

4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 30 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hoà giải, trừ trường hợp các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

b) Nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận;

c) Hoạt động hòa giải thương mại mà không đủ tiêu chuẩn làm hòa giải viên thương mại;

d) Đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên hoặc đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hoà giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, khi hòa giải viên mà bạn đã nhờ tiết lộ thông tin của công ty bạn ra bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của bạn và bên công ty trách nhiệm hữu hạn B thì hòa giải viên đấy đã vi phạm pháp luật. Hòa giải viên đấy sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, ngoài ra hòa giải viên đấy buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc tiết lộ thông tin công ty bạn ra ngoài.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại bị xử lý như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên giấy khai sinh, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn trở thành hoà giải viên thương mại

Theo Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn trở thành hoà giải viên thương mại như sau:
– Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thì được làm hòa giải viên thương mại:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;
+ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;
+ Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
– Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại theo quy định.

Điểm giống nhau hòa giải thương mại và trọng tài thương mại

Thẩm quyền phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên. Điều kiện cần để các bên tiến hành giải quyết thông qua các phương thức là phải có tồn tại thỏa thuận hòa giải hoặc thỏa thuận trọng tài dưới hình thức văn bản.
Các thỏa thuận thể hiện ý chí các bên đồng ý sử dụng các phương thức này để giải quyết các tranh chấp phát sinh và có thể được lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. 
Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp tại tòa án, một trong những đặc trưng quan trọng của hai phương thức này là tính bảo mật (không công khai). Tính bảo mật sẽ giúp các bên bảo vệ được uy tín kinh doanh, các vấn đề riêng tư của mỗi bên.

Vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại bị phạt bao nhiêu ?

Điều 29. Hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại;
c) Đăng báo không đầy đủ nội dung hoặc không đúng thời hạn, số lần về việc thành lập trung tâm hòa giải; gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình không đúng thời hạn;
d) Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của trung tâm hòa giải;
đ) Sử dụng không đúng, ghi không đầy đủ sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
e) Đăng ký không đúng thời hạn về việc thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại;
g) Lưu trữ hồ sơ hoà giải thương mại không đúng quy định;
h) Thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo hoặc báo cáo không chính xác về tổ chức và hoạt động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại;
c) Không đăng báo về việc thành lập trung tâm hòa giải hoặc không gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của trung tâm hòa giải;
đ) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
e) Không lưu trữ hồ sơ hoà giải thương mại;
g) Không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền việc thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.