Hà Nam đang là tỉnh thành có số ca nhiễm bệnh hàng ngày đang tăng cao; công tác kiểm dịch vẫn diễn ra chặt chẽ đảm bảo hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên nhiều trường hợp từ TP.HCM – nơi mà số ca mắc bệnh cao nhất cả nước khi về Hà Nam đã che giấu; khai báo gian dối làm lây lan dịch bệnh. Mới đây ngày 21/10, Công an tỉnh Hà Nam cho biết; đơn vị đã khởi tố một trường hợp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; để điều tra về hành vi vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người. Vậy theo quy định hiện nay; hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
“Theo kết quả điều tra ngày 23/8, Nguyễn Thị Luyến (sinh năm 1986, quê ở xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam); biết rõ TP Hồ Chí Minh là vùng đang có dịch COVID-19; và đang áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg; nhưng vẫn tìm cách đi xe khách về Hà Nam; không tuân thủ các quy định về cách ly y tế; không đến cơ quan y tế; chính quyền địa phương để khai báo y tế theo quy định mà đi tìm nhà trọ để thuê ở.
Khi chủ nhà trọ yêu cầu phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2, Luyến đến một phòng khám ở thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) để làm xét nghiệm, khai báo gian dối là từ Nam Định đến, trong vòng 14 ngày qua không qua vùng dịch, không tiếp xúc với người về từ vùng dịch, không tiếp xúc gần với người mắc COVID-19.
Trong khoảng thời gian trở về Hà Nam đến ngày 24/8; khi được xác định dương tính với SARS-CoV-2; Luyến đã tiếp xúc gần với 75 người, khiến các trường hợp F1 này phải đi cách ly tập trung; các cơ quan y tế ở nhiều địa phương phải khử khuẩn và áp dụng nhiều biện pháp phòng; chống dịch khác làm phát sinh chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng.
Cơ quan công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ; để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người xử phạt ra sao?
Diễn biến Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Trước tình trạng trên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa tụ tập đông người, nhất là các dịch vụ như nhà hàng, quán karaoke. Các đám cưới, đám tang cũng phải hạn chế tụ tập đông người…
Trong khuyến cáo mới phát đi ngày 26/3, Bộ Y tế cũng yêu cầu người dân không ra đường, nếu không có việc thực sự cần thiết. Những người trên 60 tuổi cần ở nhà toàn bộ thời gian. Ngoài ra, các địa phương chấp hành nghiêm quy định tạm thời dừng hoạt động tại các điểm vui chơi, giải trí; xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.Thời gian qua, nhiều địa phương cũng đã ban hành công văn, quyết định yêu cầu người dân không tụ tập đông người, tạm dừng các hoạt động tại các điểm văn hóa, di tích, điểm vui chơi, giải trí để ngăn ngừa phòng dịch.
Như vậy nếu có hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người làm dịch Covid-19 đang bùng phát, khó kiểm soát có nguy cơ lây lan trong cộng đồng cần được xử lý nghiêm minh.
Xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người
Hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người về phòng chống dịch bệnh; sẽ bị xử phạt hành chính theo Mục 1 Chương II Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
………….
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.“
“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
………
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.“
Như vậy hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; còn đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người
Hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng đến truy cứu trách nhiệm hình sự; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo Điều 295 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; về an toàn ở nơi đông người:
“1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.”
………..”
Như vậy theo Khoản 2 Điều luật trên hành vi vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người; có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Tội mua bán người bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định pháp luật?
- Tụ tập đông người đánh golf mùa dịch bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Lao động tự do được nhận hỗ trợ Covid-19 trong trường hợp nào ?
- Điều kiện để F0 được cách ly, theo dõi tại nhà là gì?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
với hành vi nghiêm trọng có thể bị phạt tù cao nhất từ 02 năm đến 07 năm:
Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP:
“Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
……”
Theo quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp