Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt thì nhiều doanh nghiệp trong về ngoài nước lựa chọ thành lập văn phòng giao dịch. Vậy quy định pháp luật về văn phòng giao dịch như thế nào? Có giống với văn phòng đại diện không và văn phòng giao dịch có mã số thuế không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Văn phòng giao dịch là gì?
Văn phòng giao dịch là nơi tiếp nhận vụ, việc, yêu cầu của khách hàng. Văn phòng giao dịch không được phép thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý.”. Tuy nhiên khái niệm “văn phòng giao dịch” dùng trong cuộc sống hàng ngày không phải thuật ngữ xuất hiện trong các văn bản pháp luật.
Phân biệt văn phòng giao dịch với văn phòng đại diện
Văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện của doanh nghiệp được quy định tại điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 như sau.
Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Luật doanh nghiệp không có quy định cụ thể về văn phòng giao dịch, tuy nhiên trên thực tế văn phòng giao dịch thường được thành lập dưới dạng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Khác nhau giữa văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch?
Văn phòng đại diện:
- Không có chức năng kinh doanh, không phải nộp lệ phí môn bài do không có chứng năng kinh doanh
- Thành lập phức tạp hơn cần họp hội đồng quản trị và ra quyết định
- Có mã số thuế riêng là mã số doanh nghiệp kèm theo 001 002 ….
Địa điểm kinh doanh:
- Có thể đặt được nhiều tên khác nhau (văn phòng giao dịch, kho hàng)
- Đóng lệ phí môn bài 1.000.000 VNĐ/năm
- Không có mã số thuế riêng nếu trực thuộc cùng địa phương, nếu khác địa phương thì địa điểm KD vẫn có mã số thuế riêng
- Có thể dùng để hoạt động kinh doanh
- Thủ tục thành lập đơn giản
Văn phòng giao dịch có mã số thuế không?
Căn cứ khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 5. Cấu trúc mã số thuế
2. Mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.
3. Phân loại cấu trúc mã số thuế
…
c) Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác theo quy định tại Điểm a, b, c, d, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đầy đủ tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ thuế trước pháp luật được cấp mã số thuế 10 chữ số; các đơn vị phụ thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật của người nộp thuế nêu trên nếu phát sinh nghĩa vụ thuế và trực tiếp khai thuế, nộp thuế được cấp mã số thuế 13 chữ số.”
Theo đó tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này có giải thích:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. “Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã” là chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.”
Như vậy văn phòng giao dịch của doanh nghiệp nếu phát sinh nghĩa vụ thuế và trực tiếp khai thuế, nộp thuế được cấp mã số thuế riêng 13 chữ số.
Thủ tục thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng giao dịch của mình ở trong nước và nước ngoài (trừ loại hình địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập cùng tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
Thủ tục thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập đến cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ thành lập đối với mỗi loại hình là khác nhau.
Đối với trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
Doanh nghiệp phải gửi thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
Đối với thành lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Nội dung thông báo bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Kèm theo thông báo là văn bản ủy quyền cho Công ty luật Việt An thực hiện thủ tục.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa.
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Lưu ý:
- Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký;
- Doanh nghiệp có thể kê khai đăng ký trực tuyến trên Công thông tin đăng ký quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm:
- Thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài
- Thủ tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại
- Thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh năm 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư 247
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Văn phòng giao dịch có mã số thuế không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay sử dụng dịch vụ xin xác nhận tình trạng hôn nhân… của luật sư 247, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Văn phòng giao dịch: Bản chất của văn phòng giao dịch là địa điểm kinh doanh vì vậy tại nơi đặt văn phòng giao dịch doanh nghiệp có thể bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ủy quyền của doanh nghiệp.
Văn phòng giao dịch: Khác văn phòng đại diện vì đây thực chất là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Văn phòng giao dịch chỉ là tên gọi mà doanh nghiệp tự đặt khi đăng ký lập địa điểm kinh doanh. Tên một địa điểm kinh doanh bao gồm: tên riêng + Tên công ty.
Khi có nhu cầu thành lập chi nhánh văn phòng giao dịch, phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh văn phòng giao dịch đặt trụ sở chính. – Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó