Ủy quyền khiếu nại có cần công chứng, chứng thực không?

06/09/2022
Ủy quyền khiếu nại có cần công chứng, chứng thực không
259
Views

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân và những người xung quanh. Vậy theo quy định năm 2022, có được ủy quyền cho người khác khiếu nại không? Khi ủy quyền khiếu nại có cần công chứng, chứng thực không? Trường hợp nào được phép ủy quyền khiếu nại? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng 2014

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong đó:

– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

– Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Khiếu nại có những hình thức nào?

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

– Trường hợp khiếu nại bằng đơn:

+ Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại;

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;

+ Nội dung, lý do khiếu nại;

+ Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;

+ Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

– Trường hợp đến khiếu nại trực tiếp: Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Ủy quyền khiếu nại có cần công chứng, chứng thực không
Ủy quyền khiếu nại có cần công chứng, chứng thực không

Trường hợp nào được phép ủy quyền khiếu nại?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 và Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP thì người khiếu nại có thể ủy quyền khiếu nại trong các trường hợp sau:

– Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;

– Người khiếu nại được ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ủy quyền khiếu nại có cần công chứng, chứng thực không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định về đại diện thực hiện việc khiếu nại như sau:

1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền khiếu nại tuy nhiên bạn cần lập ủy quyền bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực.

Quy định về phạm vi uỷ quyền khiếu nại

Đối với ủy quyền nói chung, các bên có thể thoả thuận với nhau về việc ủy quyền toàn bộ công việc hoặc một phần công việc. Đối với ủy quyền khiếu nại, bên khiếu nại có thể ủy quyền cho bên nhận ủy quyền toàn bộ các công việc liên quan đến việc khiếu nại hoặc một trong các thủ tục sau: 

– Ủy quyền nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp;

– Ủy quyền tham gia đối thoại;

– Ủy quyền đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

– Ủy quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

– Uỷ quyên yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

– Ủy quyền đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến về chứng cứ đó;

– Ủy quyền nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

– Ủy quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Ủy quyền Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;

– Uỷ quyền Rút khiếu nại.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Ủy quyền khiếu nại có cần công chứng, chứng thực không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khiếu nại theo quy định mới nhất 2022 là bao nhiêu ngày?

– Theo quy định, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
– Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Ủy quyền khiếu nại cần lưu ý điều gì?

– Việc ủy quyền khiếu nại phải thực hiện bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng.
– Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu đơn khiếu nại được ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP.
– Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện.

Văn bản ủy quyền khiếu nại cần phải có những nội dung cơ bản nào?

Theo quy định, Văn bản ủy quyền phải có những nội dung cơ bản dưới đây: 
– Ngày, tháng, năm uỷ quyền;
– Họ và tên, địa chỉ, Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước (ngày cấp, nơi cấp) của người khiếu nại;
– Họ và tên, địa chỉ, Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước (ngày cấp, nơi cấp) của người được ủy quyềnkhiếu nại;
– Nội dung ủy quyền khiếu nại;
– Chữ ký của người khiếu nại, chữ ký người được ủy quyềnkhiếu nại; chữ ký, xác nhận của bên chứng thực, công chứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.