Uỷ ban xã có được thuê dịch vụ làm kế toán không?

17/09/2022
Uỷ ban xã có được thuê dịch vụ làm kế toán không?
339
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi làm việc tại Uỷ ban nhân dân xã, thời gian tới đây người phụ trách kế toán của Uỷ ban xã tôi làm sẽ nghỉ việc để sinh con nên không có người làm kế toán. Vậy tôi có thắc mắc rằng Uỷ ban xã có được thuê dịch vụ làm kế toán không? Những trường hợp nào không được cung cấp dịch vụ kế toán? Nhiệm vụ của công chức Tài chính kế toán cấp xã quy định ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Ủy ban xã có được thuê dịch vụ làm kế toán không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 174/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh; tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước và đơn vị kế toán khác quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này được thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Tổ chức đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước có thể thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định.

Do đó, theo quy định như trên, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước không được thuê dịch vụ làm kế toán. Vậy nên, Uỷ ban nhân dân xã không được thuê dịch vụ làm kế toán.

Những trường hợp nào không được cung cấp dịch vụ kế toán?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán) không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:

1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Uỷ ban xã có được thuê dịch vụ làm kế toán không?
Uỷ ban xã có được thuê dịch vụ làm kế toán không?

2. Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật kế toán.

3. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, nếu thuộc vào các trường hợp như trên thì không được cung cấp dịch vụ kế toán.

Nhiệm vụ của công chức Tài chính kế toán cấp xã quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã như sau:

“Điều 2. Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã

5. Công chức Tài chính – kế toán

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;

Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản…) theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.”

Yêu cầu về độ tuổi và trình độ học vấn của công chức tài chính kế toán cấp xã như thế nào?

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV quy định về Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức Tài chính kế toán cấp xã như sau:

“Điều 1. Tiêu chuẩn cụ thể

1. Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

d) Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

2. Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

a) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng;

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ).

3. Các quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư này là căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thực hiện việc quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thực hiện các chế độ, chính sách hoặc thực hiện tinh giản biên chế. Đối với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ theo quy định.”

Theo đó, công chức Tài chính kế toán cấp xã cần đáp ứng những yêu cầu về độ tuổi và trình độ như sau:

– Về độ tuổi: theo quy định là từ đủ 18 tuổi trở lên.

– Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông

– Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.

– Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Uỷ ban xã có được thuê dịch vụ làm kế toán không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu trích lục cải chính hộ tịch; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Theo quy định, các đối tượng nào nên thuê dịch vụ kế toán?

– Các doanh nghiệp mới thành lập;
– Các doanh nghiệp nước ngoài;
– Các doanh nghiệp đang hoạt động.

Pháp luật quy định về công ty dịch vụ kế toán như thế nào?

Công ty dịch vụ kế toán là tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ làm kế toán cho doanh nghiệp, chỉ được thành lập và hoạt động khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo Luật kế toán 2015 thì:
Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Hiện nay, có những loại hình kinh doanh dịch vụ kế toán nào?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Công ty hợp danh;
c) Doanh nghiệp tư nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.