Tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc thì xử lý thế nào?

05/01/2022
Tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc thì xử lý thế nào
1961
Views

Tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc thì xử lý thế nào

Xin chào luật sư. Một người bị tuyên tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc; nếu người đó không chết thì người đó được về với gia đình không? Trường hợp tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc thì xử lý thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi từ phía luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng; việc tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc chỉ giới hạn trong 3 lần tiêm; sau 3 lần đó mà người bị thi hành án vẫn chưa chết thì họ sẽ được trả tự do. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy trình tiêm thuốc độc cho tử tù

Khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định; quy trình tiêm thuốc độc cho người bị thi hành án tử hình trải qua 3 bước:

“4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra; nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

…”

Điều này có nghĩa quá trình thi hành án tử hình bằng thuốc độc trải qua 3 bước tiêm; mỗi bước sử dụng 1 loại thuốc có vai trò khác nhau; đồng thời mỗi loại thuốc đó được chuẩn bị 2 liều thuốc thuốc dự phòng.

Trường hợp nào phải tiêm đến lần thứ 3

Góc nhìn pháp lý vấn đề tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc

Tại Điểm d Khoản 4 điều luật trên; quy định trách nhiệm của cán bộ trực tiếp thi hành án như sau:

“d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.”

Bình luận vấn đề tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc

Có thể thấy, cứ sau 10 phút kể từ khi tiêm 3 mũi tiêm quy định tại Điểm c; nếu người bị thi hành án vẫn chưa chết sẽ được tiêm lại một lần nữa cả 3 mũi tiêm này.

Theo quy định ở Điểm a Khoản 4; yêu cầu cán bộ thi hành án chuẩn bị 2 liều thuốc dự phòng; nên việc tiêm lại cả 3 mũi tiêm chỉ có thể thực hiện thêm 2 lần; chính vì vậy người ta lầm tưởng việc tiêm thuốc độc chỉ được thực hiện trong 3 lần tiêm.

Tuy nhiên thực tế sau 3 lần tiêm này mà người bị thi hành án chưa chết; Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình chỉ ra quyết định tạm dừng thi hành án; tức tạm thời cơ quan thi hành án sẽ dừng việc thi hành án tử cho tù nhân này. “Tạm dừng” ở đây có nghĩa là việc thi hành án sẽ tạm ngưng; được tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo vào một thời điểm khác; chứ không phải là dừng hoàn toàn hay trả tự do.

Như vậy, người bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc; nếu sau 3 lần tiêm mà vẫn chưa chết thì sẽ bị thi hành án tử vào một thời điểm khác!

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc thì xử lý thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, Hợp thức hóa lãnh sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình có mấy loại?

Mỗi liều thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm 03 loại thuốc:
– Thuốc làm mất tri giác;
– Thuốc làm liệt hệ vận động;
– Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
Việc thực hiện tiêm thuốc độc được tiến hành theo phương pháp tự động (bằng máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển) hoặc trực tiếp.
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình như thế nào?

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;
b) Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;
c) Máy kiểm tra nhịp đập của tim;
d) Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;
đ) Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.