Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án do CQĐT; Viện kiểm sát (VKS), Toà án và Cơ quan thi hành án thực hiện; thông qua hành vi của người tiến hành tố tụng. Việc hoàn thiện các quy định của BLHS năm 1999 liên quan đến nhóm tội phạm này để thông qua đó nâng cao hiệu quả trong áp dụng vào thực tiễn là vấn đề đáng được quan tâm. Vậy khi người có thẩm quyền Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội thì bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là gì?
Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền (trong tố tụng hình sự) đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử người mà họ biết rõ là họ không phạm tội.
Xem thêm: Sử dụng thuốc lắc có bị xử truy cứu trách nhiệm hình sự không
Các yếu tố cấu thành tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội
Mặt khách quan của tội phạm
+ Về hành vi.
Khởi tố người mà biết rõ họ không phạm tội; Được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền ký quyết định khởi tố đối với bị can.
Truy tố bị can mà biết rõ là họ không phạm tội; Được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền thuộc Viện kiểm sát nhân dân ra quyết định truy tố bị can; (thông thường do Viện trưởng Viện kiểm sát ký quyết định truy tố) ra trước Tòa án sau khi kết thúc giai đoạn điều tra.
Xét xử và kết tội bị cáo mà biết rõ họ không phạm tội; Được thể hiện bằng việc ký vào bản án hình sự trong đó buộc bị cáo phải chịu hình phạt về một hoặc nhiều tội phạm.
Lưu ý:
Người không có tội là người:
+ Không thực hiện hành vi phạm tội.
+ Có hành vi nguy hiểm nhưng hành vi đó hợp pháp.
+ Có hành vi nguy hiểm nhưng chưa đủ các yếu tố; hoăc dấu hiệu cấu thành về một tội phạm cụ thể; (ví dụ: Người không có năng lực trách nhiệm hình sự đã có hành vi giết người).
+ Có hành vi nguy hiểm nhưng không phạm vào bất cứ tội danh nào được quy định trong Bộ luật Hình sự; (tức Bộ luật Hình sự không quy định là tội phạm đốì với hành vi đó).
+ Có hành vi phạm tội nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn; của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đồng thời xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân.
“Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Những người thỏa mãn đầy đủ quy định về một tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, nguyên tắc xác định sự thật cửa vụ án được quy định tại Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau:
“Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.”
Như vậy, khách thể của tội phạm là danh dự của người bị oan và uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi nêu trên với lỗi cố ý và phải biết rõ bị can, bị cáo không phải là người đã thực hiện tội phạm (không có tội) nhưng đã khởi tố, truy tố hoặc kết án họ.
Tuy nhiên ở giai đoạn xét xử thì Hội đồng xét xử gồm có ba hoặc năm người; thì không phải tất cả đều phải chịu trách nhiệm hình sự; theo chúng tôi những người (thiểu số) không đồng ý với quyết định của bản án; là kết án người không có tội của đa số thành viên Hội đồng xét xử khi nghị án; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này (cá thể hóa trách nhiệm hình sự). Tuy nhiên ý kiến thiểu số đó phải được ghi rõ trong biên bản nghị án; hoặc bằng văn bản bảo lưu ý kiến đó tại thời điểm nghị án.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là loại chủ thể đặc biệt, đó là những người tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyển trong việc điểu tra, truy tố, xét xử.
Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội bị xử lý thế nào?
Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội được quy định tại Điều 368 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
+ Khung 2 (khoản 2)
Có mức phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
– Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia; hoặc tội khác là tội đặc biệt quan trọng (là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt; đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình)
– Đối với 02 người đến 05 người;
– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
– Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Khung 3 (khoản 3)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
– Đối với 06 người trở lên;
– Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
– Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.
+ Hình phạt bổ sung (khoản 4)
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lừa đảo qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Khi nào được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đưa hối lộ?
- Làm chết người khi phòng vệ chính đáng thì bị xử lý như thế nào?
- Hành vi truy sát người khác đến tử vong có thể phải chịu hình phạt gì?
Trên đây à bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội có thể đi tù 15 năm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Cau hỏi thường gặp
Khi được miễn trách nhiệm hình sự người phạm tội sẽ: . Không phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự; Không bị kết tội; Không bị áp dụng biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp); . Không mang án tích. Khái quát lại, người được MTNHS sẽ không chịu bất cứ hậu quả pháp lý hình sự nào với họ.
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
Khi có quyết định đại xá.
Người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nhất định chứ không phải người không phạm tội. Việc miễn trách nhiệm hình sự có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án áp dụng (tùy theo từng giai đoạn của vụ án).