Khi cha, mẹ ly hôn, nếu có thỏa thuận thì Tòa án sẽ giao con theo thỏa thuận đó; nếu không có thỏa thuận thì thông thường con sẽ được giao cho cha hoặc cho mẹ – người đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con. Vậy trường hợp nào cha mẹ đều không có quyền nuôi con sau ly hôn? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Trong trường hợp của bạn, đối với cháu dưới 1 tuổi; thì đương nhiên tòa sẽ giao cho mẹ theo nguyên tắc chung. Còn trong trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi 2 cháu thì chị nên trình bày và đưa ra tòa những căn cứ về điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm dành cho con; điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
ại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình….”
Và khi chị giành được quyền trực tiếp nuôi con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng có thể vợ chồng chị tự thỏa thuận, nếu không có thể nhờ tòa giải quyết.
Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình; sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giao con cho một trong hai bên cha; hoặc mẹ nuôi dưỡng theo thỏa thuận của cha, mẹ; hoặc không theo thỏa thuận thì căn cứ vào quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo quy định, nếu cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì người nuôi con sẽ là người giám hộ. Đây cũng là quy định được nêu tại điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự, người được giám hộ là người:
Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
Trường hợp nào cha mẹ đều không có quyền nuôi con sau ly hôn?
Các trường hợp con sẽ không ở với cha hoặc không ở với mẹ gồm:
– Cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền với con.
– Cha, mẹ không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Người giám hộ phải có đủ các điều kiện nêu tại Điều 49 Bộ luật Dân sự sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt, có đầy đủ các điều kiện để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ không sống cùng cha, mẹ sau khi ly hôn.
– Không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không phải người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản người khác như Cố ý gây thương tích, Trộm cắp tài sản…
– Không phải người bị Tòa án hạn chế quyền với con chưa thành niên.
Có thể thấy, theo quy định của pháp luật, sẽ có 03 trường hợp nêu trên, con không ở với cha hoặc mẹ sau khi cha, mẹ ly hôn mà sẽ được người giám hộ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục…
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trường hợp nào cha mẹ đều không có quyền nuôi con sau ly hôn?“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Câu hỏi liên quan
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.