Trường hợp nào bị yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền?

26/09/2022
241
Views

Xin chào luật sư. Tôi nghe nói từ ngày 1/0/2022, một số người vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền. Vậy cụ thể biện pháp này được quy định như thế nào? Trong trường hợp nào thì bị yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền? Thủ tục áp dụng như thế nào. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Người dùng, người tạo lập, phát triển các hệ thống thông tin, tạo lập các trang web, đường dẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình trên không gian mạng. Việc thực hiện phải đảm bảo không vi phạm pháp luật, không xâm phạm đến an nình quốc gia, quyền lợi chủ thể khác. Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng vừa được ban hành có hiệu lực kể từ 1/10/2022. Trong đó có quy định về biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền. Vậy cụ thể khi nào thì áp dụng biện pháp này? Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Trường hợp nào bị yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin thu hồi tên miền?. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền là gì?

An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bảo vệ an ninh mạng chính là việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

Theo Điều 5 Luật an ninh mạng 2018 và cụ thể tại Điều 1 và Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP, thì đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền là một trong các biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Trong đó:

+Hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng (Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng 2015).

Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia là hệ thống thông tin mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

+ Tên miền: Tên miền chính là tên của một trang web hoạt động trên internet, là địa chỉ IP cho mỗi website. Tên miền giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết và nhớ đến trang web.

Theo đó có thể thấy biện pháp này chính là việc tạm dừng hoặc dừng vĩnh viễn các hệ thông tin, tên miền là nơi chứa, lưu trữ, truyền các thông tin trên không gian mạng khi có căn cứ cho rằng các thông tin trên các nơi này có dấu hiệu vi phạm an ninh mạng.

-Đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền với mục đích như sau:

+ Phòng ngừa nguy cơ đe dọa an ninh mạng. Các nguy cơ đe dạo an ninh mạng là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc phòng ngừa chính là tiền đề của biện pháp bảo vệ, nếu phòng tốt sẽ không xảy ra sai phạm, không cần xử lý và sẽ không có thiệt hại xảy ra.

+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng trong các trường hợp áp dụng. Khi có dấu hiệu của việc vi phạm an ninh mạng, cơ quan, chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm phát hiện đồng thời đưa ra các biện pháp để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm. Đưa ra biện pháp xử lý thích dáng với hành vi vi phạm đó. Với biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền, đây là biện pháp có tác dụng chủ yếu là ngăn chăn và xử lý chủ thể có các hoạt động vi phạm trên hệ thống thông tin, từ nguồn thông tin xuất phát từ các tên miền.

Quy định về biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền

Trường hợp nào bị yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin thu hồi tên miền?
Trường hợp nào bị yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin thu hồi tên miền?

Trường hợp bị đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền

Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật An ninh mạng về biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền như sau:

– Có tài liệu chứng minh hoạt động của hệ thống thông tin là vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, an ninh mạng;

– Hệ thống thông tin đang được sử dụng vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật An ninh mạng như sau:

  • Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền có hoạt động vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
  • Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền.

Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền

Theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật An ninh mạng, thì trình tự thủ tục áp dụng biện pháp này như sau:

– Báo cáo về việc áp dụng biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền;

– Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền;

– Gửi văn bản yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin hoặc gửi Trung tâm Internet Việt Nam đề nghị tạm ngừng, thu hồi tên miền theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định; văn bản yêu cầu nêu rõ lý do, thời gian, nội dung và kiến nghị;

– Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn kịp thời hoạt động của hệ thống thông tin tránh gây nguy hại cho an ninh quốc gia hoặc cần ngăn chặn hậu quả tác hại có thể xảy ra, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an yêu cầu trực, tiếp hoặc bằng văn bản qua fax, email để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin;

Trong thời gian chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an phải gửi văn bản yêu cầu đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin.

Trường hợp quá thời hạn trên mà không có quyết định bằng văn bản thì hệ thống thông tin được tiếp tục hoạt động.

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả xảy ra do việc chậm trễ gửi văn bản yêu cầu, cán bộ thực hiện và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

– Việc đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm, căn cứ và được lập thành 02 bản. Cơ quan chức năng có thẩm quyền giữ một bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý hệ thống thông tin giữ một bản;

– Việc tạm ngừng, thu hồi tên miền quốc gia trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan chức năng có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam tạm ngừng, thu hồi tên miền theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.

Xử lý trong trường hợp áp dụng biện pháp không có căn cứ

Việc đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin mà không có căn cứ thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan chức năng có thẩm quyền và cán bộ có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Một số trường hợp vi phạm an ninh mạng bị xử phạt và thu hồi tên miền

Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử. Theo đó các hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị xử lý và thu hồi tên miền:

Vi phạm các quy định về đăng ký, sử dụng tên miền Internet

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Cấp lại tên miền cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đã đăng ký cho các đối tượng không phải là đơn vị thành viên thuộc tổ chức của mình hoặc cấp lại tên miền cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đã đăng ký cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

+ Thông tin đăng ký sử dụng tên miền không chính xác, không trung thực;

+ Mạo danh tổ chức, cá nhân khác để thực hiện việc đăng ký tên miền.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi tên miền đối với các hành vi vi phạm.

Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

+ Chủ động cung cấp thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

+ Chủ động cung cấp thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

+ Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

+ Chủ động lưu trữ, truyền đưa nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;

+ Chủ động đăng, phát, truyền đưa, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

+ Chủ động đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

+ Chủ động quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

+ Không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm theo quy định pháp luật.

Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 8 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm.

+ Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm

Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;

– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Trường hợp nào bị yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin thu hồi tên miền?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách xử lý trong trường hợp nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm?

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm: thẩm định an ninh mạng; đánh giá điều kiện an ninh mạng; kiểm tra an ninh mạng; giám sát an ninh mạng; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng; yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền.

Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm?

Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin 
khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
– Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:
a) Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;
b) Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước;
c) Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;
d) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
đ) Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;
e) Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
g) Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí;
h) Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là gì?

Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.