Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?

02/09/2022
Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
295
Views

Các quy định về trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục và giải thể các cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Trung tâm học tập cộng đồng là gì?

Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ – Community Learning Centres) là cơ sở của hệ thống giáo dục không chính quy/giáo dục thường xuyên cùng với các thiết chế văn hóa – giáo dục khác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững tại cộng đồng dân cư ở cấp xã.

TTHTCĐ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở cộng đồng thôn, bản, tổ dân cư…TTHTCĐ đã góp phần tích cực đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở,  làm giảm đáng kể việc tranh chấp, khiếu kiện do không hiểu biết, góp phần ổn định chính trị- xã hội, xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong nhân dân và mối liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cộng đồng xã, phường, thị trấn.

Đặc biệt, TTHTCĐ còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, kĩ năng và ý thức của người dân về bảo vệ môi trường – là yếu tố quan trọng đối với phát triển bền vững của các cộng đồng. Vì vậy, có thể nói TTHTCĐ góp phần quan trọng đối với phát triển bền vững của các địa phương.

Theo quy định trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 44 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP) có quy định đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng như sau:

“1. Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục, trung tâm không có hoạt động để phục vụ nhu cầu học tập của cộng đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.

Quy trình thực hiện trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động?

a) Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm học tập cộng đồng. Nếu có căn cứ để đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng;

b) Quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm phải xác định rõ lý do và căn cứ đình chỉ; thời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động trở lại thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ lý do và hướng giải quyết;

d) Hồ sơ đề nghị hoạt động trở lại gồm:

  • Tờ trình cho phép hoạt động trở lại;
  • Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
  • Biên bản kiểm tra.
Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?

Giải thể trung tâm học tập cộng đồng trong trường hợp nào?

Trung tâm học tập cộng đồng bị giải thể nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

-Khi đã hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà trung tâm vẫn không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

Thẩm quyền giải thể trung tâm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trình tự, thủ tục thực hiện giải thể trung tâm học tập cộng đồng:

Bước 1: Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trung tâm học tập cộng đồng.

Nếu có căn cứ để giải thể theo quy định thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trung tâm học tập cộng đồng.

Quyết định giải thể phải có các nội dung sau:

– Lý do giải thể,

– Các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên

Quyết định phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trung tâm học tập cộng đồng bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quy trình giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên như thế nào?

Thẩm quyền quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên:
Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên sau khi văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra xong hồ sơ thẩm định do Sở Nội vụ gửi tới.
Quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng?

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.
2. Có cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, thủ quỹ đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm theo quy định.
3. Có địa điểm cụ thể, cơ sở vật chất và các thiết bị, chương trình giáo dục, kế hoạch và tài liệu học tập cần thiết đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm trên cơ sở đầu tư, trang bị mới hoặc tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có trên địa bàn cấp xã.

Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục

1. Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này.
2. Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.
3. Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.
4. Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.