Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?

04/09/2022
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?
337
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Tâm, gia đình tôi là hộ nghèo. Cả nhà hiện không có ai có việc làm vì vậy chỉ có thể dựa vào trợ cấp của Nhà nước. Tôi băn khoăn muốn tìm một việc làm thì trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo? Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH

Mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm là gì?

Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005 xác định mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm là:

– Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí hộ nghèo mới) đến năm 2005 còn dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,5 – 2 % (khoảng 28 – 30 vạn hộ/năm) không để tái đói kinh niên, các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản.

– Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 1,4-1,5 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn khoảng 5 – 6%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?

Tại Điều 15 Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH về trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, theo đó:

1. Thực hiện số hóa nghiệp vụ về dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động đáp ứng nhu cầu thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý và kết nối, báo cáo chia sẻ cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc.

2. Tổ chức thu thập, cập nhật và báo cáo dữ liệu thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?

Nội dung hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?

Theo Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH về nội dung hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, theo đó:

1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác, gồm:

a) Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin.

b) Thiết kế, tổ chức cơ sở dữ liệu về việc tìm người – người tìm việc, cơ sở dữ liệu về người lao động (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu), hệ thống thông tin quản lý lao động.

c) Triển khai, xây dựng, phát triển ứng dụng điện tử đăng ký việc tìm người – người tìm việc; đăng ký việc làm.

d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu.

đ) Lưu trữ, bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động.

e) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy nhân sự, vận hành, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động.

g) Vận hành, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý lao động.

h) Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.

2. Hỗ trợ giao dịch việc làm, gồm:

a) Tổ chức các phiên giao dịch việc làm.

b) Khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm.

c) Thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm.

d) Tập huấn, hướng dẫn tổ chức các giao dịch việc làm.

đ) Xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.

3. Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động

a) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phục vụ phân tích, dự báo thị trường lao động.

b) Xây dựng báo cáo/chuyên đề phân tích dự báo, xây dựng mô hình dự báo thị trường lao động.

c) Tổ chức hội thảo phục vụ phân tích, dự báo thị trường lao động và công bố kết quả phân tích, dự báo thị trường lao động.

d) Xuất bản các ấn phẩm phân tích, dự báo thị trường lao động.

đ) Tập huấn, hướng dẫn thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động.

4. Hỗ trợ kết nối việc làm thành công: Hỗ trợ kết nối việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Xây dựng cơ sở dữ liệu người tìm việc thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được quy định như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH về xây dựng cơ sở dữ liệu người tìm việc thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được quy định như sau:

1. Cơ sở dữ liệu người tìm việc gồm các thông tin cơ bản nhân khẩu học, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ và lĩnh vực giáo dục – đào tạo, kỹ năng về giáo dục nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và nhu cầu về việc làm cần tìm của người lao động đang tìm việc làm.

2. Thông tin trong cơ sở dữ liệu người tìm việc được xác lập từ các nguồn sau:

a) Thông tin đăng ký tìm việc làm của người lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc tìm người – người tìm việc.

b) Thông tin người tìm việc được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người – người tìm việc, nghiệp vụ về dịch vụ việc làm.

c) Thông tin được kết nối, chia sẻ, xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.

3. Thông tin trong cơ sở dữ liệu người tìm việc được điều chỉnh, cập nhật từ các nguồn sau:

a) Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục, nghiệp vụ về thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm.

b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung của các cơ quan, tổ chức, người lao động khi có thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu người tìm việc chưa đầy đủ, chính xác.

c) Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi.

4. Mẫu biểu: Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Mẫu số 01/PLI, 01a/PLI ban hành kèm theo Nghị định số 23/2021/NĐ-CP.

5. Tần suất thu thập, cập nhật: Thường xuyên.

6. Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thu thập, cập nhật, quản lý thông tin trong cơ sở dữ liệu người tìm việc để phục vụ kết nối cung – cầu lao động ở địa phương.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gì trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn 2022, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được quy định như thế nào?

Tại Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về người đang tìm việc làm và nhu cầu về việc làm mong muốn, thông tin về người sử dụng lao động đang có nhu cầu tuyển dụng lao động và vị trí việc làm mà người sử dụng lao động đang tuyển, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng, quản lý thống nhất bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu việc tìm người.
b) Cơ sở dữ liệu người tìm việc.

Phương thức hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được quy định như thế nào?

1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Thông tư này và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
2. Hỗ trợ giao dịch việc làm; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
3. Hỗ trợ kết nối việc làm thành công: Thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo có trách nhiệm gì?

1. Cục Việc làm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Trung tâm thông tin có trách nhiệm phối hợp với Cục Việc làm và các đơn vị liên quan hướng dẫn việc xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.