Xin chào Luật sư 247, Tôi bắt đầu nghỉ thai sản được 2 tháng và đang làm việc tại một công ty giày da ở địa phương. Do môi trường làm việc độc hại nên tôi muốn nghỉ việc luôn và sau thời gian thai sản sẽ tìm 1 công việc khác. Nhưng khi tôi nộp đơn lên phòng kế toán thì nhận được thông báo rằng trong quá nghỉ thai sản thì không được xin nghỉ việc. Luật sư cho tôi hỏi trong thời gian nghỉ thai sản viết đơn thôi việc được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247, vấn đề của chị sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Trong thời gian nghỉ thai sản viết đơn thôi việc được không” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Trong thời gian nghỉ thai sản viết đơn thôi việc được không?
Khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2019 có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Theo quy định pháp luật, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với công ty nhưng phải thực hiện nghĩa vụ báo cho người sử dụng lao động biết trước. Cụ thể:
- Đối với trường hợp người lao động không được bố trí đúng công việc; các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bị ngược đãi, bị ốm đau,…. hoặc chấm dứt hợp đồng mùa vụ, theo một công việc thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có nghĩa vụ báo trước cho công ty biết trước ít nhất 03 ngày làm việc
- Đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn thì người lao động có nghĩa vụ báo cho công ty biết trước ít nhất 30 ngày.
- Đối với trường hợp người lao động mang thai mà phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ thì khi chấm dứt hợp đồng lao động theo chỉ định của bác sĩ
- Đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì người lao động phải có nghĩa vụ báo trước cho công ty biết trước ít nhất 45 ngày
Như thông tin bạn trình bày, hợp đồng lao động giữa bạn với công ty là hợp đồng không xác định thời hạn cho nên bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo cho bên công ty ít nhất 45 ngày. Do bạn đang nghỉ chế độ thai sản nên có thể báo xin nghỉ việc từ thời điểm này và sau 45 ngày thì bên công ty sẽ ra quyết định thôi việc. Khi đã thông báo trước 45 ngày trước khi nghỉ việc thì bạn sẽ không bị bồi thường hợp đồng lao động.
Quyền lợi của người lao động khi xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản
Thứ nhất: Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2019 quy định: Trong trường hợp bạn đã thông báo xin nghỉ việc và có quyết định nghỉ việc thì trong thời hạn 07 ngày bạn sẽ được thanh toán các khoản tài chính, các giấy tờ công ty giữ và trả sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên khi mà bạn đã thông báo cho công ty mà bên công ty không đồng ý thì khi này bạn nên liên hệ với tổ chức công đoàn cơ sở nếu công ty không có tổ chức công đoàn cơ sở thì liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp để họ có thể giúp đỡ bạn.
Thứ hai: Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động nữ sinh con mà tham gia từ đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì được hưởng chế độ thai sản. Bạn có thể tìm hiểu thêm về điều kiện hưởng chế độ thai sản tại đây: Có được hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc không?. Như vậy, bạn đang nghỉ thai sản nên khi bạn nộp đơn xin nghỉ việc trong thời gian này bạn vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền trợ cấp thai sản.
Thứ ba: Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Điều kiện hưởng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đang nghỉ thai sản, nghỉ việc luôn có được nhận tiền bảo hiểm?
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lao động nữ mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp điều kiện về thời gian đóng BHXH như sau:
– Trường hợp sinh con thông thường: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Trường hợp thai yếu phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Phải đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, trong đó có từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thậm chí, khoản 4 Điều 31 Luật BHXH 2014 cũng nói rõ, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Có thể thấy, việc nghỉ hưởng chế độ thai sản chỉ phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH trước khi sinh con chứ không căn cứ vào việc người lao động nghỉ việc hay còn làm việc.
Do đó, dù nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản nhưng đã đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng BHXH thì người lao động vẫn được thanh toán tiền trợ cấp thai sản.
Nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản có được tiền dưỡng sức?
Căn cứ Điều 41 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con sẽ được nhận thêm tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu có đủ các điều kiện sau:
– Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản là 06 tháng (tính cả trước và sau sinh) đối với trường hợp sinh 01, trường hợp sinh đôi trở lên thì thêm mỗi con tính thêm 01 tháng.
– Đã quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp.
– Trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Nếu có thỏa mãn các điều kiện trên, lao động nữ sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần). Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con từ cuối năm trước chuyển tiếp sang năm sau thì thời gian nghỉ được tính cho năm trước.
Theo phân tích trên, lao động nữ phải quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì mới được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con do người sử dụng lao động chi trả.
Do đó, trường hợp nghỉ việc luôn từ lúc đang nghỉ thai sản thì người lao động sẽ không được thanh toán tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con.
Mời bạn xem thêm
- Tiền thai sản được chi trả như thế nào theo quy định?
- Cách tính thời gian nghỉ thai sản mới nhất năm 2023
- Tính tiền thai sản online như thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Trong thời gian nghỉ thai sản viết đơn thôi việc được không” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giải thể công ty cổ phần. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 41 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con sẽ được nhận thêm tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu có đủ các điều kiện sau:
– Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản là 06 tháng (tính cả trước và sau sinh) đối với trường hợp sinh 01, trường hợp sinh đôi trở lên thì thêm mỗi con tính thêm 01 tháng.
– Đã quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp.
– Trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Nếu có thỏa mãn các điều kiện trên, lao động nữ sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần). Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con từ cuối năm trước chuyển tiếp sang năm sau thì thời gian nghỉ được tính cho năm trước.
Theo phân tích trên, lao động nữ phải quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì mới được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con do người sử dụng lao động chi trả.
Do đó, trường hợp nghỉ việc luôn từ lúc đang nghỉ thai sản thì người lao động sẽ không được thanh toán tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con.
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lao động nữ mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp điều kiện về thời gian đóng BHXH như sau:
– Trường hợp sinh con thông thường: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Trường hợp thai yếu phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Phải đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, trong đó có từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thậm chí, khoản 4 Điều 31 Luật BHXH 2014 cũng nói rõ, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Có thể thấy, việc nghỉ hưởng chế độ thai sản chỉ phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH trước khi sinh con chứ không căn cứ vào việc người lao động nghỉ việc hay còn làm việc.
Do đó, dù nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản nhưng đã đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng BHXH thì người lao động vẫn được thanh toán tiền trợ cấp thai sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà không cần có lý do cụ thể, miễn sao đáp ứng thời gian báo trước cho người sử dụng lao động biết.
Như vậy, nếu muốn nghỉ việc trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ chỉ cần báo trước cho doanh nghiệp biết trước theo thời hạn nêu trên. Khi kết thúc thời hạn báo trước, người lao động đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.